Phân tích chi tiết tác phẩm Mùa xuân của tôi

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm mùa xuân của tôi bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 7
(391) 1302 02/08/2022

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng (giới thiệu khái quát về cuộc đời, tiểu sử và đặc điểm sáng tác của tác giả…)

- Giới thiệu về thể loại tùy bút.

- Giới thiệu về văn bản “Mùa xuân của tôi”: trích từ tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập “Thương nhớ mười hai”. Nội dung thể hiện nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết của tác giả trong thời gian dài sống ở miền Nam.

2. Thân bài

a. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân

- Mùa xuân miền Bắc hiện lên trong tâm tưởng của tác giả cụ thể, sinh động, đặc sắc:

+ Mưa, gió, tiếng trống, tiếng hát.

+ Không khí gia đình đoàn tụ.

+ Nhang trầm, đèn, nến, Đào, cỏ,...

→ Mùa xuân in dấu vẻ đẹp của thiên nhiên, trong đời sống sinh hoạt của con người: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt - mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại...”

- Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân:

+ Tác giả khẳng định mình dành cho mùa xuân một tình yêu nồng nàn, đằm thắm.

+ Tin rằng những người khác cũng thế bởi đó là quy luật của tình cảm.

+ Vũ Bằng nói đến mùa xuân với một cảm xúc rạo rực, đắm say, tự hào: “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi... Nhựa sống ở trong người cứ căng lèn... Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh han... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

+ Mùa xuân hiện lên trong khung cảnh gia đình sum họp đầm ấm, vui vầy trong dịp Tết.

- Nghệ thuật: điệp ngữ.

- Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm.

⇒ Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật.

b. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội

- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.

- Âm thanh:

   + Tiếng nhạn kêu trong đêm

   + Tiếng trống vọng chèo từ xa

   + Câu hát ân tình của cô gái đẹp

- Khung cảnh gia đình: bàn thờ, đèn nên, nhang trầm và tình cảm gia đình yêu thương, gắn bó

- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diến tá ức sống của mùa xuân

   + Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người

   + Mùa xuân thần thánh

⇒ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn vật, muôn loài và cho cả con người. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả.

c. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng

- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong

- Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác

- Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn

- Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị

- Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê

   + Nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh phong phú, giàu sức gợi, nhiều liên tưởng hấp dẫn, độc đáo.

- Cảm nhận của bản thân về mùa xuân: Tình yêu nồng nàn mà tác giả dành cho mùa xuân, dành cho quê hương cũng là tình cảm của mỗi con người Việt Nam chúng ta.

 

(391) 1302 02/08/2022