Lý thuyết về Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
1. Lý thuyết
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C – V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.
2. Ví dụ
VD 1: Cậu ấy làm cho bố mẹ rất vui lòng.
- Ở câu này, "Cậu ấy" là CHỦ NGỮ, "làm cho bố mẹ rất vui lòng" là VỊ NGỮ.
+ VỊ NGỮ "làm cho bố mẹ rất vui lòng" là 1 cụm động từ có "bố mẹ rất vui lòng" bổ nghĩa cho động từ "làm".
+ Do đó "bố mẹ rất vui lòng" là cụm C - V làm mở rộng thành phần VỊ NGỮ. Trong cụm C - V, chủ ngữ là " bố mẹ", vị ngữ là "vui lòng".
=> Đây là câu mở rộng vị ngữ.
VD 2: Cuốn sách tôi mới mua rất hay
- Ở câu này, "Cuốn sách tôi mới mua" là CHỦ NGỮ, “rất hay” là VỊ NGỮ.
+ CHỦ NGỮ "Cuốn sách tôi mới mua" là 1 cụm danh từ có "tôi mới mua" bổ nghĩa cho danh từ "Cuốn sách".
+ Do đó "tôi mới mua" là cụm C - V làm mở rộng thành phần CHỦ NGỮ. Trong cụm C - V, chủ ngữ là "tôi", vị ngữ là "mới mua".
=> Đây là câu mở rộng chủ ngữ.