Phân tích chi tiết tác phẩm Phò giá về kinh

Lý thuyết về phân tích chi tiết tác phẩm phò giá về kinh môn văn lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(375) 1250 02/08/2022

1. Mở bài: giới thiệu bài thơ Phò giá về kinh

- Giới thiệu về tác giả Trần Quang Khải (những nét chính về cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

- Giới thiệu về bài thơ “Phò giá về kinh” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh

a. Hai câu thơ đầu của bài thơ: Hào khí chiến thắng của dân tộc (Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử)

- Hai câu đầu nói về chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta, trong đó có sự góp sức của tác giả, mang tính thời sự nóng hổi.

- Nêu lên địa danh xảy ra trận chiến: Dùng phép liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.

- Các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” với nhịp điệu ngắn, nhanh diễn tả diễn tả sức mạnh hào hùng và không khí chiến thắng của dân ta.

- Hai câu thơ có cách diễn đạt rất khác nhau, một câu thì hào hùng khí thế,một câu thì mạnh mẽ, kiên cường.

⇒ Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

b. Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị (Buổi thái bình nên gắng hết sức, (Thì) muôn đời (có) giang sơn này)

- Hai câu thơ sau kêu gọi nỗ lực phấn đấu chiến đấu và xây dựng đất nước trong cảnh thái bình: “thái bình tu trí lực”.

- Tác giả nêu lên quan niệm sâu sắc về lòng yêu nước, hòa bình, hòa bình không chỉ không có chiến tranh mà còn xây dựng dất nước vững bền và giàu mạnh.

- Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước: “vạn cổ thử giang san”.

- Đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc.

=> Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

   + Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong,…

- Cảm nhận chung về bài thơ: Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

(375) 1250 02/08/2022