Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê siêu ngắn

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(394) 1314 02/08/2022

Trả lời câu 1 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Tiêu đề bài thơ gợi ra hoàn cảnh sáng tác: sau 50 năm trở về thăm quê, tình huống bất ngờ xảy ra: ông bị đám trẻ nhỏ gọi là khách, điều đó khiến ông xót xa cũng là duyên cớ để nhà thơ chắp bút.

- So sánh với bài Tĩnh dạ tứ: ở nơi xa nhà, nhìn trăng sáng mà nhớ quê.

Trả lời câu 2 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Hai câu đầu đã sử dụng tiểu đối khá chuẩn. Mỗi câu có 2 vế, mỗi bộ phận trong mỗi vế đối nhau rất chỉnh cả lời và ý:

Thiếu tiểu li gia – lão đại hồi,

Hương âm vô cải – mấn mao tồi.

   + Li gia (rời nhà) đối với đại hồi (trở về).

   + Hương âm (giọng quê hương) đối với mấn mao (tóc mai).

   + Thiếu tiểu (lúc nhỏ) đối với lão (về già)

   + Vô cải (không thay đổi) đối với tồi (thay đổi)

- Tác dụng của việc dùng phép đối đó là: đã cho ta thấy được ý nghĩa của cuộc đời xa quê của tác giả.

Trả lời câu 3 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Câu 1 là kể khái quát, ngắn gọn quãng đời xa quê, làm nổi bật sự thay đổi vóc dáng, tuổi tác, hé lộ những tình cảm với quê hương của nhà thơ.

- Câu 2 miêu tả về sự thay đổi của mái tóc nhưng giọng quê, tình cảm sâu nặng với quê vẫn vậy.

Trả lời câu 4 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Giọng điệu của hai câu đầu tuy nói về sự thay đổi của thời gian và của con người nhưng lại đó phảng phất buồn.

- Hai câu sau giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng chứa đựng nỗi buồn trong lòng. Những đứa trẻ ngơ ngác coi ông như là một người khách lạ => càng khắc sâu tuổi già của người trở về, càng tạo nên sự bơ vơ, lạc lõng.

(394) 1314 02/08/2022