Soạn bài Một thứ quà của lúa non: cốm siêu ngắn

Soạn bài một thứ quà của lúa non: cốm bao gồm bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(386) 1285 02/08/2022

Trả lời câu 1 (trang 162, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Bài tùy bút này nói về một thứ quà của lúa non chính là cốm.

- Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận trong đó phương thức biểu cảm được sử dụng là chủ yếu.

- Bài văn có 3 đoạn:

+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến “thuyền rồng”): Nguồn gốc của cốm.

+ Đoạn 2 (Tiếp … đến “kín đáo và nhũn nhặn”): giá trị của cốm.

+ Đoạn 3 (Còn lại): Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.

Trả lời câu 2 (trang 162, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh: hương thơm của lá sen trên hồ và những bông lúa non – nguyên liệu làm ra cốm.

- Những cảm giác, ấn tượng của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn: cảm giác về hương thơm của lá sen, cảm giác về cánh đồng xanh, mùi thơm mát của những bông lúa non, giọt sữa trắng phảng phất.

Trả lời câu 3 (trang 162, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Tác giả đã nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là nó rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, là quà tặng của đồng quê, nó mang hương vị vừa thanh nhã, tinh khiết vừa đậm đà của đồng nội.

- Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện:

+ Màu sắc: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

+ Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc.

Trả lời câu 4 (trang 163, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

    Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt … An Nam” đã kết tinh sự phát hiện và cảm nhận sâu sắc, tinh tế với tất cả lòng trân trọng của tác giả về một sản vật bình dị mà đặc sắc của đồng quê đất nước. Qua sự cảm nhận của tác giả, hạt cốm chứa đựng ý nghĩa và giá trị sâu xa về cả vật chất lẫn văn hóa của đất nước

Trả lời câu 5 (trang 163, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

     Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị:

- Ăn cốm phải ăn chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ, không ăn vội thì mới cảm hết được hương vị của nó: sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc, mùi thơm phức của cốm và vị ngọt của nó.

- Mua cốm phải nhẹ nhàng nâng đỡ không phải thọc tay hay mân mê món quà thần tiên ấy.

- Cuối cùng, cốm là một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được trân trọng, giữ gìn.

Trả lời câu 6 (trang 163, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

   Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Sự tinh tế ấy thể hiện rõ nhất ở đoạn mua cốm và thưởng thức cốm:

- “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều”.

- Sự thưởng thức cốm là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế : “Ăn cốm phải ăn từng chút ít,… loài thảo mộc”…

(386) 1285 02/08/2022