Lý thuyết về Chơi chữ
1. Lý thuyết
a. Khái niệm
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
b. Các lối chơi chữ
- Các lối chơi chữ thường gặp là:
+ Dùng từ ngữ đồng âm;
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm);
+ Dùng cách điệp âm;
+ Dùng lối nói lái;
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
2. Ví dụ
- Dùng từ ngữ đồng âm: Con ngựa đá con ngựa đá
- Dùng lối nói lái: Con cá đối nằm trong cối đá
- Dùng lối nói trại âm:
Chồng chổng chồng chông
Chồng bát, chồng dĩa, nồi hông cũng chồng.
- Dùng cách điệp âm:
Duyên duyên ý ý tình tình,
Đây đây, đó đó, tình tình ta ta.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa:
Nửa đêm, giờ tí, canh ba,
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.