Soạn bài Ôn tập phần văn siêu ngắn
Trả lời câu 1 (trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Các văn bản em đã học:
Trả lời câu 2 (trang 128, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Trả lời câu 3 (trang 128, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Những tình cảm, thái độ thể hiện trong ca dao, dân ca:
- Tình cảm gia đình: kính yêu, tự hào, biết ơn, ...
- Tình yêu quê hương đất nước: tự hào, ngợi ca, ...
- Tình yêu bản thể: nhớ thương, buồn bã, than thân trách phận, ...
- Thái độ mỉa mai, châm biếm thói hư tật xấu.
Trả lời câu 4 (trang 128, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Các câu tục ngữ đã thể hiện những kinh nghiệm:
- Kinh nghiệm tục ngữ về thiên nhiên – thời tiết: thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông,…
- Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp: đất đai quý hiếm, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi,…
- Kinh nghiệm về con người, xã hội: xem tướng người; học tập thầy, bạn,…
Trả lời câu 5 (trang 128, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Những giá trị tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ đã học:
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại quân xâm lược.
- Yêu dân, mong dân không khổ, không đói, nhớ về quê hương,…
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya,…
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thủy chung chờ đợi,…
Trả lời câu 6 (trang 128, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Giá trị chủ yếu về tư tưởng – nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi:
Trả lời câu 7 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt:
- Thứ nhất, hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú:
+ Nguyên âm: a, ă, â, o, ô, i, …
+ Phụ âm: b, c, k, l, m, n, …
- Thứ hai, giàu thanh điệu:
+ Bằng: huyền, không.
+ Trắc: hỏi, ngã, nặng, sắc.
Sự phối hợp các nguyên âm – phụ âm, thanh bằng trắc tạo cho câu văn, lời thơ có nhạc điệu trầm bổng du dương, có khi cân đối nhịp nhàng, có khi khúc khuỷu:
VD: “Mùa xuân, cùng em trên đồi thông,
Ta như chim bay trên tầng không…”
(Lê Anh Xuân).
- Thứ 3, cú pháp tiếng Việt rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng:
VD:
+ Tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo…
+ Ca dao, dân ca, thơ:
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
…
- Thứ 4, từ vựng dồi dào về cả 3 mặt: thơ, nhạc, họa:
+ Những tiếng gợi âm thanh, tiếng động: ầm ầm, ào ào, thì thầm, rì rầm, …
+ Những tiếng gợi màu sắc: xanh ngắt, xanh xanh, xanh nhung, …
+ Những tiếng gợi hình dáng: ì ạch, nặng nề, gầy gò, …
- Cuối cùng, từ vựng tiếng Việt mỗi ngày một nhiều từ mới: thảo quả, cà phê, xê-mi-na, phôn-cơ-lo,…
Trả lời câu 8 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Ý nghĩa của văn chương:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
+ “Chinh phụ ngâm khúc” là lòng thương nhớ, mong mỏi chờ đợi người chồng đi chinh chiến xa của người chinh phụ.
+ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thông đối với thân phận người phụ nữ.
…
- Văn chương sáng tạo ra sự sống, những thế giới khác, những người, những vật khác:
VD: Thế giới loài vật trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” vừa quen vừa lạ, thật hấp dẫn.
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có:
VD: Trong bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch:
+ Ta chưa có dịp xa quê lâu và dài như Lí Bạch để có thể hiểu được sự “cúi đầu, ngẩng đầu” của ông để nhớ “cố hương”.
+ Nhưng ta cũng có thể đồng cảm, chia sẻ tình cảm đó với tác giả bởi trong ta vốn dĩ đã có tình cảm nhớ thương như vậy.
Trả lời câu 9 (trang 129, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp:
- Hiểu kĩ từng phân môn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Nói và viết đỡ lúng túng hơn, ứng dụng ngay những kiến thức, kĩ năng của phân môn này để học phân môn kia.
- Ví dụ:
+ Kĩ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
+ Nghệ thuật tả tâm trạng, cảm xúc kết hợp với tả cảnh thiên nhiên trong văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, …