Ngữ pháp - Thì hiện tại hoàn thành

Lý thuyết về ngữ pháp thì hiện tại hoàn thành môn tiếng anh lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(374) 1247 26/09/2022

I- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH

1. Khẳng địnhS + have/ has + VpII

Trong đó:       S (subject): chủ ngữ

Have/ has: trợ động từ

VpII: Động từ phân từ II

CHÚ Ý:

- S = I/ We/ You/ They + have

- S = He/ She/ It + has

Ví dụ:

- I have graduated from my university since 2012. (Tôi tốt nghiệp đại học từ năm 2012.)

- She has lived here for one year. (Cô ấy sống ở đây được một năm rồi.)

2. Phủ định: S + haven’t / hasn’t + VpII

Câu phủ định trong thì hiện tại hoàn thành ta chỉ cần thêm “not” vào sau “have/ has”.

CHÚ Ý:

- haven’t = have not

- hasn’t = has not

Ví dụ:

- We haven’t met each other for a long time. (Chúng tôi không gặp nhau trong một thời gian dài rồi.)

- He hasn’t come back his hometown since 1991. (Anh ấy không quay trở lại quê hương của mình từ năm 1991.)

3. Câu hỏi: Have/ Has + S + VpII ?

Trả lời: Yes, I/ we/ you/ they + have. -Yes, he/ she/ it + has.

No, I/ we/ you/ they + haven't. - No, he/ she/ it + hasn't.

Câu hỏi trong thì hiện tại hoàn thành ta chỉ cần đảo trợ động từ “have/ has” lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng phân từ II.

Ví dụ:

- Have you ever travelled to America? (Bạn đã từng du lịch tới Mỹ bao giờ chưa?)

  Yes, I have./ No, I haven't.

- Has she arrived London yet? (Cô ấy đã tới Luân Đôn chưa?)

 Yes, she has./ No, she hasn't.

II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH

1. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Ví dụ:

- I have worked for this company since 2010. (Tôi đã làm việc cho công ty này từ năm 2010)

Ta thấy sự việc “làm việc cho công ty này” bắt đầu từ năm 2010 là thời gian trong quá khứ kéo dài đến hiện tại (đến nay vẫn đang làm việc ở đây) và còn có thể tiếp tục trong tương lai.

- She has taught English for 2 years. (Cô ấy đã dạy tiếng Anh được 2 năm rồi.)

Ta thấy việc “dạy tiếng Anh” đã bắt đầu cách đây 2 năm, vẫn tiếp tục đến hiện tại và còn có thể tiếp tục trong tương lai.

2. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ nhưng không xác định, và muốn nhấn mạnh vào kết quả.

Ví dụ:

- I have met her several times. (Tôi gặp cô ấy vài lần rồi.)

Ta xác định được việc “gặp cô ấy” đã bắt đầu trong quá khứ nhưng không rõ là bao giờ, và biết được kết quả là đến hiện tại là “gặp được vài lần rồi”. Vì vậy ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành.

- She has written three letters for her friend. (Cô ấy đã viết được 3 lá thư cho bạn của mình.)

Ta thấy việc “viết thư” bắt đầu trong quá khứ không rõ là khi nào nhưng kết quả là “viết được 3 lá thư” rồi nên ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành để nói.

 

III- CÁCH THÀNH LẬP ĐỘNG TỪ PHÂN TỪ II TRONG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH

1. Động từ theo quy tắc ta thêm “ed” vào sau động từ.

Ví dụ:

wach – watched       

stop – stopped

* Những chú ý khi thêm “ed” vào sau động từ:

- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.

Ví du:    

watch – watched       

turn – turned                        

want – wanted

* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.

+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.

Ví dụ:             type – typed              smile – smiled           agree – agreed

+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.

Ví dụ:    

stop – stopped         

shop – shopped       

tap – tapped

+ Động từ tận cùng là “y”:

- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.

Ví dụ:            

play – played                        

stay - stayed

- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.

Ví dụ:            

study – studied        

cry – cried

2. Động từ bất quy tắc.

Một số động từ bất quy tắc ta không thêm đuôi “ed” vào sau động từ (ta có thể học thuộc trong bảng động từ bất quy tắc cột 3.

(374) 1247 26/09/2022