Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Soạn văn 11 Viết bài làm văn số 5 - Nghị luận văn học, gợi ý cách làm các nội dung hướng dẫn soạn viết bài làm văn số 5 trang 10 SGK Ngữ Văn lớp 11 tập 2.
(396) 1320 04/08/2022

Bài soạn Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học sẽ cùng các em củng cố kĩ năng viết bài nghị luận về văn học và hướng dẫn cách làm một số dạng đề mẫu tham khảo trong phần soạn văn 11 SGK trang 10.

A- Hướng dẫn chung

Để viết bài làm văn số 5 lớp 11 tốt về vấn đề nghị luận văn học, các em cần lưu ý những kiến thức sau:

- Phân tích đề

+ Đọc kĩ đề bài

+ Gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề).

+ Chú ý các yêu cầu của đề (nếu có).

+ Xác định yêu cầu của đề: tìm hiểu nội dung của đề, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.

- Lập dàn ý bài văn nghị luận:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

+ Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm.

+ Kết luận: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học.

- Thao tác lập luận phân tích

- Thao tác lập luận so sánh

Ngoài ra, cần đọc và phân tích kĩ các tác phẩm văn học đã học để triển khai bài viết một cách đầy đủ nhất.

* Cách làm dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Yêu cầu.

+ Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.

+ Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.

+ Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.

+ Thành thạo các thao tác nghị luận.

- Các bước tiến hành:

+ Tìm hiểu đề:

  • Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
  • Xác định thao tác.
  • Phạm vi tư liệu.

+ Tìm ý

+ Lập dàn ý:

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…, dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
  • Thân bài: Triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
  • Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.

* Dàn ý chung bài văn nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).

+ Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.

+ Nêu nhiệm vụ nghị luận

- Thân bài:

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

+ Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)

+ Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

- Kết bài:

+ Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

+ Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

B- Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Bài làm văn số 5 lớp 11 đề 1

Đề bài: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.

Gợi ý cách làm:

Luận điểm chính cần có:

- Giải thích ý nghĩa của câu nói: quan niệm và thái độ của các nhà nho xưa với các nhân vật trong tác phẩm văn học nói riêng, trong cuộc sống nói chung về hôn nhân và tình yêu đôi lứa từ đó rút ra việc cần làm trong bài văn này là trình bày quan điểm về quan niệm Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.

- Dẫn chứng: Cuộc đời của Thuý Kiều trong 15 năm lưu lạc

+ Sau ngày Tết thanh minh - “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình

+ Mối tình Kim - Kiều là mối tình táo bạo, đẹp đẽ: nhiều lần hẹn thề, đính ước.

- Phân tích nhân vật Kiều: tất cả là do chế độ phong kiến vô nhân đạo, tàn ác,..

=> Đó là cách đánh giá sai, bảo thủ, phiến diện.

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: Nêu quan niệm của người xưa.

Thân bài:

1. Giải thích quan niệm:

- Theo các nhà Nho, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến (nêu dẫn chứng, chẳng hạn: Nguyễn Công Trứ, Tản Đà là những nhà thơ Nho học nổi tiếng trong các bài vịnh Kiều đã phản đối Kiều).

2. Bình luận:

- Đó là cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn sự vật, con người một cách quan liêu, phiến diện.

- Thực ra, Thúy Kiều đáng thương chứ không đáng trách.

+ Nàng đáng thương vì cuộc đời phong trần, đau khổ của nàng là do chế độ phong kiến tàn bạo gây nên, mặc dù nàng cố gượng dậy nhưng không được.

+ Đọc Truyện Kiều, ta thấy Thúy Kiều còn là cô gái đáng phục, đáng trân trọng bởi vì nàng là một người con gái tài sắc, giàu phẩm hạnh (thủy chung trong tình yêu, hiếu thảo với cha mẹ, ý thức sâu sắc về nhân phẩm con người,...).

- Với Truyện Kiều nói chung và với nhân vật Thúy Kiều nói riêng, đại thi hào Nguyễn Du đã thể hiện những khía cạnh tư tưởng vượt thời đại. Những người đi tiên phong đôi khi bị một bộ phận hiểu nhầm là điều khó tránh khỏi.

Kết bài:

- Cần phải hiểu đúng về nhân vật Thúy Kiều và cần mạnh dạn phê phán những cách hiểu sai lệch. Đó là thái độ khách quan, khoa học thực sự cần thiết để đánh giá đúng những tác phẩm văn học như Truyện Kiều.

>> Tham khảo bài văn mẫu hay

Bài làm văn số 5 lớp 11 đề 2

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Gợi ý cách làm:

Những nội dung quan trọng cần triển khai:

* Trước khi đi ở tù

- Người nông dân lương thiện: con người lao động nghèo khổ đáng thương, hiền lành.

- Khi bóp chân cho bà Ba

=> Con người luôn ý thức được nhân phẩm, có lòng tự trọng và nhẫn nhịn trong thân phận tôi đòi, đáng thương.

* Khi ở tù về:

- Mối quan hệ giữa bá Kiến - Chí Phèo.

+ Hoàn toàn thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân tính.

-> Chí đã bị vứt bên lề cuộc sống.

+ Chí Phèo 3 lần đến nhà bá Kiến, lần nào cũng mang theo hung khí (vỏ chai hoặc con dao).

- Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo:

+ Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.

+ Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.

- Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người

+ Chí có sự thay đổi về tâm lí.

- Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi. Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”, Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người và cũng chính là bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa.

=> Tình cảm của tác giả

=> Nhận định đánh giá của bản thân về nhân vật.

Dàn ý tham khảo:

* Mở bài

- Giới thiệu nhà văn Nam Cao và nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của ông.

* Thân bài

1. Khái quát chung đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam, sự ra đời của tác phẩm Chí Phèo, những giá trị nổi bật và những nét độc đáo, sâu sắc của ngòi bút Nam Cao ở tác phẩm này.

2. Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo

a. Chí Phèo - bi kịch của sự tha hóa

- Từ một anh Chí khỏe mạnh, hiền lành với những ước mơ bình dị, Chí Phèo bị bóc lột dẫn tới bần cùng hóa và bị áp bức dẫn tới tha hóa.

- Chí Phèo từ một con người hiền lành qua bàn tay của bọn cường hào ác bá phong kiến cấu kết với thực dân đã biến thành một con quỷ dữ.

b. Chí Phèo - bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

- Chí Phèo trở về làng Vũ Đại là trở về với con người nhưng cả làng Vũ Đại không một ai coi Chí là người

- Bị "loài người ruồng bỏ", tính chất quỷ dữ trong Chí Phèo càng trở nên hung hãn và con đường trở về với con người dường như bị chặn mọi ngả.

c. Chí Phèo - bi kịch bị cự tuyệt con đường trở lại làm người

- Thị Nở đã làm hồi sinh đốm lửa nhân tính trong Chí, hé mở cho Chí một cơ hội trở về làm người nhưng ngay cả cơ hội đó cũng lại bị tước đoạt. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống con người.

3. Những nhận định rút ra từ việc phân tích nhân vật Chí Phèo

- Chí Phèo là hiện thân nỗi khổ đến cùng cực của người nông dân nước ta trước cách mạng tháng Tám, Qua nhân vật, Nam Cao muốn rung lên một tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ băng hoại nhân tính con người trước áp bức, bóc lột và sự "quay lưng” của con người và con người.

- Tuy buộc phải giải quyết mâu thuẫn bằng cái chết nhưng Nam Cao vẫn tin vào nhân tính con người,

- Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo

* Kết bài: Khẳng định sức sống của nhân vật Chí Phèo và tác phẩm của Nam Cao.

Bài làm văn số 5 lớp 11 đề 3

Đề bài: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Gợi ý làm bài:

Tham khảo dàn ý chi tiết sau:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-  Đưa ra vấn đề cần nghị luận

* Thân bài:

-  Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

- Giới thiệu về nhân vật Huấn Cao:

+ Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao

* Vẻ đẹp tài hoa:

* Vẻ đẹp khí phách

* Vẻ đẹp thiên lương

-  Những câu nói của Huấn Cao với viên quản ngục: (thông qua cảnh cho chữ)

+ Ông đã thể hiện được rõ quan điểm của mình trước những con người biết quý cái đẹp, mong ước thực hiện và thể hiện được cái đẹp chân chính.

+ Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện. Ông có tấm lòng thiên lương trong sáng, biết yêu quý và có những lời khen, khuyên với viên quản ngục.

* Kết bài:

- Chặng đường thay đổi thái độ của Huấn Cao với viên cai ngục.

- Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.

-/-

Các em vừa tham khảo xong những gợi ý cơ bản cho một số đề bài mẫu đã cho trong SGK nội dung bài soạn Viết bài làm văn số 5 lớp 11: Nghị luận văn học. Hi vọng bài soạn đã đem lại cho các em những tri thức bổ ích để hoàn thành bài viết của mình một cách tốt nhất. Chúc các em đạt điểm cao!


TẢI VỀ

(396) 1320 04/08/2022