Bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì?
Trả lời bài 2 trang 39 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn hiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
- Hai câu thơ đầu gợi nên sự êm đềm, nhẹ nhàng của Huế mộng mơ. Hình ảnh gió và mây trong tự nhiên thường đi liền với nhau, tuy nhiên ở đây lại có cảm giác chia lìa mỗi thứ một hướng.
- Dòng nước đìu hiu, êm đềm lặng lẽ trôi chứ không ồn ào sông nước.
- Hình ảnh thuyền và trăng tạo sự lung linh, huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên êm đềm trong hai câu thơ đầu.
- Câu hỏi tu từ cuối bài như thể hiện nỗi mong ngóng, hi vọng ai đó sẽ về cùng đó thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật.
Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Đây thôn Vĩ Dạ
Cách trả lời 2:
Hình ảnh gió, mây, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc: Sự chia lìa tan tác cho đến sự hoài nghi, khắc khoải trước cuộc đời.
- "Gió theo lối gió", "Mây đường mây" -> đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên: chia lìa, phân li.
- Dòng nước: buồn thiu -> Dòng sông lặng lờ như bất động, không muốn chảy như đánh mất đi sự sống của mình.
- Hoa bắp lay: sự lay động khẽ khàng.
- Sông trăng, con thuyền: lung linh, kì ảo.
- Bút pháp tượng trưng thể hiện sự khát khao hạnh phúc.
- Câu hỏi tu từ + từ "kịp" thể hiện sự mong ngóng, hi vọng và cả nỗi đau thương, tuyệt vọng.
=> Câu thơ đẹp, gợi cảm giác bâng khuâng, chờ đợi, xót xa, có chút hoài nghi trước cuộc đời.
Cách trả lời 3:
Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai:
- Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa.
- Gió theo lối gió mây đường mây: cách ngắt nhịp 4/3 gợi tả không gian gió mây chia lìa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh của sự chia lìa, xa cách.
- Dòng nước buồn thiu: nghệ thuật nhân hóa dòng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng gợi cảm giác u buồn. Dòng sông không thể tự buồn mà nhà thơ đã gửi nỗi buồn vào dòng sông.
- Hoa bắp lay: sự chuyển động rất nhẹ, “lay” gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.
=> Cảnh vật được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách.
- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó:
+ Sông trăng: hình ảnh đẹp, đầy thi vị. Dòng sông tràn ngập ánh trăng vàng. Con thuyền vốn là hình ảnh có thực được nhìn qua con mắt của thi nhân trở thành một hình ảnh mộng tưởng. Thuyền đậu trên bến sông trăng để trở trăng về một nơi nào đó trong mơ.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ, đầy ảo mộng.
- Có trở trăng về kịp tối nay? : câu hỏi tu từ thảng thốt, băn khoăn, có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Chữ "kịp" khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta cảm nhận được sự lo sợ, một mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, hé mở cho ta thấy chủ thể như muốn chạy đua với thời gian.
=> Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Khổ thơ đã gieo vào lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.
>>> Đọc thêm: Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ
Bài 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ.
Chúc các em học tốt !