Bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập Tóm tắt văn bản nghị luận
(400) 1333 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 123 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc lại bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập hai) và thực hiện các yêu cầu sau:

– Xác định chủ đề và mục đích của văn bản.

– Tìm bố cục của văn bản.

– Tóm tắt ý từng phần và viết thành văn bản tóm tắt.

Trả lời bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Luyện tập Tóm tắt văn bản nghị luận tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

* Vấn đề nghị luận: tinh thần thơ mới.

* Mục đích: giúp người đọc nhận thức đúng đắn về cuộc cách mạng của thơ mới với hai thành tựu nổi bật là cái tôi - cá nhân và đưa tiếng Việt lên tầm cao mới.

* Bố cục:

- Phần mở đầu: câu đầu “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới”.

- Phần thân bài:

+ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

+ Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.

+ Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.

- Phần kết bài: nhấn mạnh tinh thần thơ mới.

*Tóm tắt Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh:

Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia. Cũng có những bậc kì tài dùng cái tôi cá nhân nhưng để nói chuyện người khác chứ không nói đến mình. Khi cái tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam, nó vừa đáng thương, vừa tội nghiệp. Tâm hồn của họ thu nhỏ lại trong khuôn khổ chữ tôi. Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. Bởi thế, họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. Họ tìm về dĩ vãng để tin vào những bất diệt đảm bảo cho ngày mai.

Cách trả lời 2

a) Chủ đề: tinh thần thơ mới

b) Mục đích nghị luận : Khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.

c) Bố cục: 3 phần

– Phần 1: từ đầu đến “đại thể” : cách nhận diện “tinh thần thơ mới”: những khó khăn và phương pháp thực hiện

– Phần 2: tiếp theo đến “cùng Huy Cận” : phân tích, chứng mình tinh thần thơ mới – chữ “Tôi”.

– Phần 3: còn lại : bi kịch thời đại của cái tôi và giải pháp cho bi kịch đó.

d) Tóm tắt Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh:

Nội dung chính của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là xác định tinh thần thơ mới. Theo Hoài Thanh, việc tìm ra tinh thần thơ mới có nhiều khó khăn, và cách nguyên tắc để minh định tinh thần của thơ cũng và thơ mới là không căn cứ vào cục bộ và cái dở, mà phải căn cứ trên đại thể và cái hay để đánh giá. Tác giả cũng chỉ ra rằng, tinh thần của thơ mới là chữ “tôi” đối lập với chữ “ta” của thơ cũ, và cũng chỉ ra thái độ của xã hội khi ý thức cá nhân mới trỗi dậy : bị rẻ rúng, bị nhìn với con mắt khó chịu, thương hại. Sau khi chỉ ra sự vận động của cái “tôi” trong thơ mới và bi kịch của các nhà thơ mới, Hoài Thanh đã nói về cách giải quyết bi kịch thời đaị của các nhà thơ mới : họ gửi gắm, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng việt, để có thể “nảy mầm hi vọng”, để “vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.

Cách trả lời 3

* Vấn đề nghị luận: Tinh thần cho thơ mới.

* Đích của nghị luận: Khắc hoạ tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ cái "ta" chuyển sang cái "tôi" đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.

* Bố cục và những ý chính của văn bản trích

- Phần mở bài: Câu đầu "Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới".

- Phần thân bài gồm các ý sau:

+ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

+ Những biểu hiện của "cái tôi" cá nhân trong thơ mới, "cái tôi" buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.

+ Tinh yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.

- Phần kết bài

* Viết tóm tắt Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh:

Bây giờ hãy đi tìm điều mà ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới. Cái khó trong việc này là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi. Vì vậy, phải xác định nguyên tắc nhận diện tinh thần thơ mới là dựa trên đại thể. Theo đó, cốt lõi của tinh thần thơ mới tựu trung ở chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó. Phải mất một quá trình, cái tôi thơ mới mới khẳng định được mình trên thi đàn. Khi được chấp nhận rồi, người ta còn thấy nó tội nghiệp và đáng thương. Thơ mới không còn cốt cách hiên ngang của thơ cũ mà tìm vào bề sâu để rồi thoát lên tiên cùng Thế Lữ, tìm vào tình yêu cùng Lưu Trọng Lư, điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, đắm say cùng Xuân Diệu, buồn sầu cùng Huy Cận. Ẩn sau thơ mới là nỗi buồn thế hệ, là bi kịch thiếu niềm tin của thanh niên đương thời. Nỗi buồn và bi kịch ấy được các nhà thơ gửi cả vào tình yêu tiếng Việt với một niềm hi vọng vào tương lai.

-/-

Bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập Tóm tắt văn bản nghị luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(400) 1333 04/08/2022