Bài 1 trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 17 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Hầu trời ngữ văn 11: Phân tích khổ thơ đầu, cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác gì về câu chuyện sắp kể
(401) 1337 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 17 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Hầu Trời (Tản Đà) chi tiết nhất.

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

Trả lời bài 1 trang 17 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

- Câu thơ tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường “Chẳng hốt hoảng, không mơ màng” và câu chuyện có vẻ là thật. Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện mà tác giả sắp kể.

- Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện.

Cách trả lời 2:

- Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”

+ Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò: Chuyện có vẻ như mộng mơ, bịa đặt “chẳng biết có hay không", nhưng dường như lại là thật:

+ Điệp từ “thật”: 4 lần / 2 câu;

+ Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn:

- Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật. Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”.

- Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc.

Cách trả lời 3:

* Phân tích khổ đầu:

- Thời gian: đêm qua

- Không gian: Tĩnh lặng, yên tĩnh.

- Điệp từ “thật”.

- Câu cảm thán: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể.

→ Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng, bất ngờ.

=> Bốn câu thơ đầu là câu chuyện kể lại về một giấc mơ được lên cõi tiên.

* Cách vào đề của bài thơ gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò cho người đọc. Cách vào chuyện như vậy vừa độc đáo, vừa có duyên là cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.

Tham khảo thêmLập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời - Tản Đà

Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Hầu trời của Tản Đà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(401) 1337 04/08/2022