Bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
(396) 1319 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên này cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:

a) Bước thứ nhất

– Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) sẽ bàn về phẩm chất cụ thể nào?

– Xây dựng cho bài làm một dàn ý rành mạch, hợp lí để làm rõ chủ đề.

b) Bước thứ hai

Tìm cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:

– Chọn luận điểm nào để trình bày? Luận điểm ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?

– Viết câu mở đầu thế nào để vừa giới thiệu được luận điểm, vừa liên kết được với đoạn trên.

– Cần đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm? Các luận cứ ấy dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu: phân tích, so sánh, bác bỏ hay bình luận? Vì sao?

– Nên sử dụng các thao tác lập luận nào khác nữa ngoài thao tác lập luận chủ yếu nói trên? Vì sao?

– Kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận bổ trợ thế nào để đoạn văn có thể trở thành một khối hữu cơ, thống nhất?

c) Bước thứ ba

– Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

– Đọc đoạn văn đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của tập thể nhằm nâng cao chất lượng của văn bản.

Trả lời bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 11

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Bước 1:

- Chọn vấn đề nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý thức vươn lên trong học học tập và làm việc

* Lập dàn ý

Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác là yêu cầu tối cần thiết với quy luật phát triển con người, thời đại mới

+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác cho thanh niên ngày nay

+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay

+ Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác

- Kết thúc vấn đề:

+ Nêu ý nghĩa vấn đề đặt ra

+ Bài học đối với bản thân

b, Bước thứ hai

- Trình bày luận điểm trong dàn ý

c, Bước thứ ba

Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp

Cách trả lời 2

Bước thứ nhất:

- Chủ đề của bài văn: phẩm chất cụ thể trong bài là phẩm chất nhân ái (tức yêu thương con người)

- Luận điểm chính:

+ Tại sao đây lại là phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có?

+ Người thanh niên cần rèn luyện như thế nào để có thể đạt được phẩm chất đó?

+ Phẩm chất này giúp ích như thế nào cho thế hệ trẻ tương lai?

Bước thứ hai:

- Lựa chọn luận điểm: Phẩm chất này giúp ích như thế nào cho thế hệ trẻ tương lai? Luận điểm này nằm trong phần cuối của phần thân bài.

- Viết câu mở đầu cho luận điểm này và liên kết với đoạn văn trên: ta có thể tóm lược lại đoạn trên và giới thiệu mục đích chính (tức luận điểm) trong đoạn văn này.

- Đưa ra nhiều luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên như:

+ Giúp các bạn trẻ cân bằng bản thân trong khi xã hội ngày càng rối ren.

+ Giúp các bạn sống có ý nghĩa.

- Các luận cứ trên có thể sử dụng thao tác lập luận: so sánh, bình luận và bác bỏ.

Bước ba:Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh theo các luận điểm đa triển khai như trên.

Cách trả lời 3

Tiến hành các bước sau đây để viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có:

a) Bước 1 :

- Xác định chủ đề của bài văn: Chọn vấn đề sẽ bàn (phẩm chất đó theo bạn là gì? sự nhạy bén, sự vững vàng về tri thức, chuyên môn,...).

- Xây dựng cho bài làm một dàn ý phù hợp để làm rõ chủ đề:

+ Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên.

+ Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất gì?

+ Người thanh niên cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó?

b) Bước 2: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng (tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK)

- Chọn luận điểm nào để trình bày?

- Luận điểm đó nằm ở vị trí nào trong bài văn?

- Viết câu chủ đề.

- Tổ chức các luận cứ theo hình thức lập luận nào để có thể làm nổi bật nhất luận điểm vừa được nêu ra? (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận).

- Nên sử dụng kèm theo thao tác lập luận nào ngoài thao tác chính? Vì sao?

- Suy nghĩ về cách kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác bổ trợ sao cho hiệu quả lập luận đạt được tối ưu.

c)  Bước 3 (tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK)

- Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của mọi người nhằm nâng cao chất lượng của đoạn văn.

-/-

Bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(396) 1319 04/08/2022