Bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2, hướng dẫn soạn bài Chiều tối ngữ văn 11 : So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.
(387) 1291 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiều tối của chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiSo sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).

Trả lời bài 1 trang 42 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Những chỗ chưa sát với nguyên tác:

- Câu thơ thứ 2: Nguyên tác "man mạn" nghĩa là "trôi lững lờ", nhưng bản dịch thơ lại không chuyển tải hết nét nghĩa trạng thái của từ này mà dịch thành "trôi nhẹ".

- Câu thơ thứ 2: Nguyên tác có từ "cô" nghĩa là "lẻ" trong từ "lẻ loi", nhưng bản dịch thơ lại bỏ sót từ này.

- Câu thơ thứ 3: Nguyên tác và bản dịch nghĩa là "thiếu nữ", nhưng bản dịch thơ lại dịch thành "cô em" làm mất đi sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn trọng.

- Câu thơ thứ 3: Nguyên tác và bản dịch nghĩa không có từ nào nghĩa là "tối", nhưng bản dịch thơ lại dịch thừa từ "tối" làm lộ ý thơ.

Tham khảo thêm văn mẫuGiá trị nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Chiều tối

Cách trả lời 2:

- Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.

- Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô”, cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý.

- Câu thơ thứ ba trong bản dịch nghĩa là “Thiếu nữ xóm núi xay ngô” còn trong bản dịch thơ được dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ tối thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối.

- Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác.

Cách trả lời 3:

- Câu 2: dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”.

- Câu 3: dịch thừa từ “tối”, dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác.

- Câu 4: dịch thoát ý.

>>> Đọc thêmPhân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Trên đây là gợi ý 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2 được biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(387) 1291 04/08/2022