Bài 4 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Nhớ đồng của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ từ câu Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Trả lời bài 4 trang 48 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
- Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ cuối:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
...
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi.
+ Trước thời điểm “Từ ấy” đây là lúc người thanh niên vẫn đang băn khoăn, đang tha thiết đi tìm lẽ sống.
+ Khi gặp được lí tưởng cách mạng nhà thơ cảm thấy say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.
+ Quay về hiện tại: buồn thảm vì bị giam cầm và khát khao trở lại với cuộc đời cách mạng tự do, cháy sáng.
=> Trung thành với lí tưởng cách mạng, khát khao tự do và khát khao hành động cháy bỏng.
Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
Cách trả lời 2:
Từ nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương, mạch cảm xúc của bài thơ trở về với thực tại, với niềm say mê lí tưởng, với sự khao khát tự do và khao khát hành động. Bài thơ này ra đời sau bài Tâm tư trong tù (bài thơ được viết ngay sau những ngày bị bắt) nên không hề có một chút "ảo tưởng hồn ngây" nào. Câu thơ giục giã hướng ngay về khát vọng tự do:
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắnq vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Bài thơ kết thúc bằng điệp khúc nhớ thương nhưng đến đây sự nhớ thương đã trở thành động lực để nhà thơ hành động, trở thành một bản quyết tâm thư với chính bản thân, với lí tưởng và con đường cách mạng mà Tố Hữu mãi trung thành.
Cách trả lời 3:
Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng
- Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tắc, nhỏ bé, chán nản
- Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời
- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại:
Như cánh chim buồn nhớ gió mây
+ Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm
+ Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.
>>> Đọc thêm
Với 3 cách trả lời bài 4 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2 đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu) trong chương trình Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !