Bài 1 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 50 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tương tư của Nguyễn Bính chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ ? Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp hay chưa ?
Trả lời bài 1 trang 50 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai:
- Tâm trạng mong nhớ tha thiết “chín nhớ mười mong”
- Trách móc để bộc lộ nỗi tương tư của mình (cớ sao bên ấy chưa sang bên này?)
- Tâm trạng mong ngóng, trông đợi, mòn mỏi:
+ Câu thơ “ngày qua ngày lại qua ngày”, ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” diễn tả vòng thời gian trôi lặp lại trong sự vô vọng
+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc “lá xanh” thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi
+ Nỗi nhớ mong kéo dài theo năm tháng
=> Cách diễn đạt tinh tế, giàu ý nghĩa
- Những ước vọng xa xôi:
+ Trong ao ước có sự vô vọng: hình ảnh bến, hoa, đò khó “gặp” nhau.
+ Chàng trai quê sống những nỗi tương tư, vẫn mang những niềm ước vọng xa xôi
+ Đáng lí phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng tác giả nói chệch đi, nỗi nhớ nhung vẫn không thay đổi.
- Nỗi mong nhớ kéo dài tới cuối bài thơ nhưng không được đền đáp để tâm trạng nhân vật trữ tình bộc lộ tha thiết, sâu sắc.
Tham khảo thêm văn mẫu: Cảm nhận vẻ đẹp dân gian trong bài thơ Tương tư
Cách trả lời 2:
* Cảm nhận về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai:
- Nỗi nhớ nhung da diết, khắc khoải thường trực trong lòng chàng trai. Nhớ mong trong tình yêu là một thuộc tính, là bản chất trong tình yêu, bởi vậy cho nên Nguyễn Bính đã khái quát nỗi nhớ mong ấy thành quy thuật "Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"
- Những kể lể, trách móc cũng chỉ là để bộc lộ nỗi tương tư, thương nhớ của chàng trai:
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
- Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
+ “Lại” nhấn mạnh ngữ điệu diễn tả nhịp điệu của tác giả cứ trôi mà sự mong vô vọng, chán ngán.
+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc cây lá “lá xanh” đã thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi. Tác giả tính từng ngày, từng mùa qua đi.
- Trong ao ước đã có mầm vô vọng: “Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa Khuê các, bướm giang hồ gặp nhau!”
- Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo gió nỗi niềm ước vọng xa xôi: “Thôn Đoài thì nhớ thông Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giàu, thôn nào?".
Cách trả lời 3:
Tâm trạng và tình cảm của chàng trai:
- Nỗi nhớ mong tha thiết, cồn cào, trở thành “bệnh tương tư” ở chàng trai thôn Đoài:
+ Bộc bạch chân thành nỗi nhớ: ngồi nhớ, chín nhớ mười mong (thành ngữ).
+ Nỗi nhớ ngự trị tự nhiên, da diết, trở thành “bệnh tương tư”: so sánh “bệnh tương tư” của mình với “bệnh gió mưa” của giời, giãi bày tương tư thức mấy đêm rồi.
+ Sự chờ mong triền miên, khắc khoải: Ngày qua ngày…/… thành cây lá vàng.
- Những lời kể lể, trách móc vô lí nhưng đáng yêu và đáng thương của chàng trai:
+ Cớ sao bên ấy… bên này?: trách cô gái không chủ động tìm đến với mình.
+ Nhưng đây cách …/…mà tình xa xôi: kể lể về nghịch lí trong mối tình của mình, đó là khoảng cách tình cảm xa xôi giữa hai người dù khoảng cách địa lí thật gần gũi.
+ Tương tư…/ Biết cho ai, hỏi ai người biết cho: trách than cô gái chẳng hay biết nỗi nhung nhớ và tình cảm chân thành của mình.
- Khát khao gắn bó lâu dài, niềm mong ngóng vừa thiết tha vừa vô vọng:
+ Hi vọng được gặp gỡ, được thành đôi nhưng chỉ nung nấu trong vô vọng, thầm lặng: Bao giờ bến mới gặp đò / Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
+ Khát khao được nên duyên vợ chồng trong sự gắn bó lâu dài: hình ảnh giầu, cau (trong 4 câu cuối) là biểu tượng cho phong tục cưới xin ở nước ta.
=> Tình cảm của chàng trai là mối tình đơn phương, chưa được hay biết, chưa được đền đáp. Đó là tình cảm chân thành, tha thiết, nung nấu nhưng thầm lặng của chàng trai thôn quê ý nhị, e dè, thụ động.
-/-
Nội dung gợi ý soạn văn 11 bài 1 trang 50 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được biên soạn và trả lời theo nhiều cách khác nhau giúp em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Tương tư (Nguyễn Bính) tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !