Lý thuyết về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Tóm tắt bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 9, soạn bài dễ dàng
(404) 1345 29/07/2022

I. Sơ đồ - Lý thuyết về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

II. Lý thuyết Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

I. LÝ THUYẾT

- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).

- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thí phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

II. VÍ DỤ

1. Đối thoại

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...

- Ông giáo hút trước đi.

Lão đưa đóm cho tôi...

- Tôi xin cụ...

2. Độc thoại nội tâm

          Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình đê nghĩ đến một cái gì khác đâu?

Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

(404) 1345 29/07/2022