Bài 2 trang 137 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Giải câu hỏi bài 2 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận
(368) 1227 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 137 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tìm hiểu đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi nào chẳng được, ở thời nay cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương…

Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than van của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?

(Xuân Diệu, Lời tựa cho tập Lửa thiêng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)

Câu hỏi:

a) Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích trên có tác dụng biểu hiện cảm xúc của người viết như thế nào và gợi lên điều gì về đối tượng nghị luận?

b) Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó có phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích không? Tại sao?

Trả lời bài 2 trang 137 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Cách dùng từ của Xuân Diệu vừa giàu hình tượng biểu cảm. Những hình ảnh được nhắc đến rất cụ thể sinh động, giàu chất thơ nhưng lại mang tính ẩn dụ, khái quát cao: tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai là muốn nhắc đến thơ Thế Lữ - tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát li vào tiên giới; điệu ái tình là muốn nhắc đến thơ Lưu Trọng Lư – tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát li vào tình yêu; lời li tao được sử dụng như một điển tích, ý muốn nhắc đến khuynh hướng lãng mạn đắm chìm trong cái tôi ...

Những từ in đậm cho thấy Xuân Diệu có sự đồng cảm sâu sắc với Huy Cận và nói được đặc điểm thơ Huy Cận: u buồn, sầu nhớ mênh mông.

Cách trả lời 2

a,

- Những từ in đậm trong đoạn trích biểu hiện niềm đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn, sầu trong thơ Huy Cận.

- Những từ ngữ ấy gợi lên một ấn tượng sâu sắc về đối tượng nghị luận: nhà thơ Huy Cận, nhà thơ của nỗi sầu ảo não, triền miên,...

b, Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó là phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích là nhà thơ Huy Cận. Bởi Huy Cận là nhà thơ của những nỗi “sầu vạn kỉ”. Những từ ngữ đó gợi nỗi buồn xa xưa theo suốt thời gian và lan rộng khắp không gian.

Cách trả lời 3

a. Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận. Đối tượng nghị luận là một tâm hồn thơ mang nỗi "sầu vũ trụ", "buồn nhân thế", "sầu vạn kỉ".

b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận).

- Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì tác giả Lửa thiêng lúc dó còn rất trẻ (20 tuổi).

- Những từ ngữ: "linh hồn Huy Cận", "Nỗi hắt hiu trong cõi trời", "hơi gió nhớ thương"... rất phù hợp với hồn thơ Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không gian đặc biệt là không gian vũ trụ vô biên với những gió, mây, trăng, sao...

c. Có thể thay:

- Từ chàng bằng các từ: nhà thơ, Huy Cận, thi sĩ...

- Cụm từ: “Nỗi hắt hiu trong cõi trời” bằng “Nỗi buồn trong không gian’’

- Cụm từ: “Hơi gió nhớ thương” bằng “Tình cảm nhớ thương”.

Nhưng nếu thay như vậy thì cách diễn đạt của đoạn văn sẽ thiếu cảm xúc.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 137 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.


(368) 1227 04/08/2022