Bài 2 luyện tập trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 49 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2, hướng dẫn soạn bài Rừng xà nu ngữ văn 12: Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.
(389) 1295 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 49 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần soạn bài Rừng xà nu chi tiết nhất.

Đề bài: Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.

Trả lời bài 2 luyện tập trang 49 SGK văn 12 tập 2

Gợi ý một số ý chính khi phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú:

* Đôi bàn tay của Tnú mang nhiều ý nghĩa:

- Đôi bàn tay kiên trung với cách mạng

- Đôi bàn tay chịu nhiều đau thương, ghi lại chứng tích, tội ác mà kẻ thù gây ra

- Đôi bàn tay của nghĩa tình, của trụ cột gia đình

- Chính đôi bàn tay đầy thương tích đã đứng lên cầm vũ khí chiến đấu chống kẻ thù, đôi bàn tay ấy thể hiện dũng khí, tinh thần kiên cường của cách mạng

- Hình ảnh đôi bàn tay Tnú gắn liền với cuộc đời nhân vật, đi dọc theo tác phẩm và trở thành điểm nhấn của tác phẩm.

+ Đôi bàn tay khi nguyên vẹn: đôi bàn tay của nghĩa khí, của nghị lực viết chữ, đôi bàn tay lành lặn, đôi bàn tay hừng hực của ngọn lửa chiến đấu, căm thù.

+ Bàn tay khi bị giặc đốt, được chữa lành, anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc. -> Vẫn vững vàng cầm vũ khí.

=> Đôi bàn tay của Tnú tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh người anh hùng Tây Nguyên, đó là đôi bàn tay chứa ý chí, sức mạnh vượt qua kẻ thù.

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về hình tượng nhân vật Tnú.

2. Thân bài

- Đôi bàn tay của cá tính mạnh mẽ, gan góc táo bạo:

+ Bàn tay trồng tỉa trên rẫy, giấu gạo đi nuôi cán bộ quyết ở rừng.

+ Đôi bàn tay cầm đá tự đập vào đầu mình khi học chữ thua mai.

+ Bàn tay cầm thư đi liên lạc, bàn tay lên núi ngọc linh lấy đá mài đề mài vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa.

+ Bàn tay chỉ đường, bàn tay của ý chí, tín nghĩa.

- Đôi bàn tay của nỗi đau, của lòng căm thù:

+ Bàn tay đã bứt đứt hàng chục trái vả khi phải chứng kiến cảnh kẻ thù tra tấn mẹ con Mai.

+ Đôi bàn tay không lao vào kẻ thù, Tnú đã không cứu được vợ con.

+ Bàn tày không nguyên vẹn, ngón tay chỉ còn 2 đốt.

- Đôi bàn tay của ý chí kiên cường:

+ Đôi bàn tay bị cụt mỗi đốt một ngón vẫn cầm vũ khí giết giặc.

+ Mười ngón tay chỉ còn hai đốt đã bóp chết thằng Dục -> kẻ thù phải chết bởi tội ác do chúng gây ra.

- Đôi bàn tay chan chứa tình yêu thương:

+ Đôi bàn tay Xé tấm vải che cho mẹ con Mai,

+ Bàn tay che chở mẹ con Mai và vốc nước suối, cảm nhận cái tình quê hương.

3. Kết bài

- Khái quát lại ý nghĩa của đôi bàn tay Tnú.

Tham khảo đoạn văn mẫu sau:

Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú mang đến những ấn tượng rất lớn trong lòng người đọc bởi nó mang nhiều lớp ý nghĩa.

Có thể nói đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cuộc đời của Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cũng phải chịu nhiều đau thương mất mát. Thế nhưng đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu. Trước hết đó là một bàn tay lành lặn. Bàn tay ấy đã cùng với Mai học chữ trong rừng. Bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thư liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng. Qua đây ta thấy hình ảnh đôi bàn tay của Tnú hiện lên thật sự rất đẹp, rất chắc chắn khi cầm thư và đồ tiếp tế. Một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, quả thật rất đáng khen. Không những thế ta còn thấy được một người anh hùng Tnú tuy bé nhỏ nhưng đã mang sẵn bản chất anh hùng, bản chất sử thi. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không cho được cái chữ vào đầu. Theo như anh Quyết nói thì phải học cái chữ để có thể trở thành cán bộ được. Chính vì thế mà khi không học được, học chữ này thì quên mất chữ kia đôi bàn tay cầm lấy đá đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Chính hình ảnh bàn tay ấy làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây Nguyên ngay từ bé đã mang một tư tưởng lớn của cách mạng, phải trở thành cán bộ cách mạng để cứu dân làng, cứu nước. Và khi không học được chữ sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước nên Tnú mới dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình. Và chính đôi bàn tay ấy anh đã giết chết bao nhiêu là kẻ thù.

Xem thêm văn mẫuPhân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong truyện Rừng xà nu

Với những gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2 trên đây do HocOn247 tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Rừng xà nu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(389) 1295 04/08/2022