Bài 2 trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Giải câu hỏi bài 2 trang 135 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ông già và biển cả
(392) 1308 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 135 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Ông già và biển cả chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể.

Trả lời bài 2 trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Ông già và biển cả tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 135 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. “Đến vòng lượn thứ ba” ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, … từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước”, lúc đó nó mới “phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực” của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.

Cách trả lời 2

Cảm nhận về con cá kiếm của ông lão tập trung vào thị giác và xúc giác (mắt  nhìn vòng lượn của cá và tay kéo sợi dây điều khiến cá) đây cũng mới là sự cảm nhận gián tiếp và cuối cùng đến vòng thứ ba ông mới nhìn thấy con cá.

Chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần và từ bộ phận đến toàn thể. Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, ... từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.

Cách trả lời 3

* Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan của ông lão bằng thị giác, xúc giác. Cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp (qua sợi dây, qua mũi lao) nhưng rất mãnh liệt và ngày càng đau đớn.

* Cảm nhận về con cá kiếm gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể:

- Trước một con cá lớn như vậy, thoạt tiên ông lão chỉ nhìn thấy từng bộ phận, chỉ tấn công được vào từng bộ phận trước khi nó xuất hiện toàn thể trước mặt ông.

+ “Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó”.

+ “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”.

+ “Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.

+ Ông lão: “vận hết sức bình sinh... phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ”.

+ Con cá “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”.

+ “Nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”.

Cách trả lời 4

- Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

+ Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây

+ Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây. Ông lão còn cảm nhận con cá bằng nỗi đau thể xác vì phải nỗ lực, gắng sức để giữ cho bằng được thành quả lao động của mình. Con cá hiện ra như một nhân vật trong đoạn trích.

+ Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực

=> Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

Xem thêm: Phân tích truyện Ông già và biển cả

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ông già và biển cả tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.


(392) 1308 04/08/2022