Bài 2 luyện tập trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 33 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần luyện tập soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) chi tiết nhất.
Đề bài: Phân tích ý nghĩa của đoạn kết thiên truyện.
Trả lời bài 2 luyện tập trang 33 SGK văn 12 tập 2
Cách trả lời 1:
- Ý nghĩa nội dung:
+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng:
+ Gieo một hi vọng mãnh liệt và tâm hồn Tràng và gia đình anh.
+ Gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt rằng những con người khốn khổ sẽ có lá cờ đỏ kia dẫn đường.
Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
- Ý nghĩa nghệ thuật:
+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.
+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.
>>> Tham khảo: Những đề văn hay về Vợ nhặt (Kim Lân) thường gặp trong đề thi
Cách trả lời 2:
Đoạn kết của tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc của Tràng đã khép lại câu chuyện.
- Tác phẩm không chỉ gợi ra hình ảnh nạn đói năm 1945 mà còn mở ra hình ảnh của cách mạng Việt Nam trong năm ấy.
-> Đó là con đường tất yếu của người nông dân đi theo cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ đã gây một ám ảnh lớn trong đầu Tràng, thôi thúc, giục giã, gieo niềm tin cho con người để sống, chiến đấu nỗi vất vả, khốn khó của mình.
=> Vợ nhặt không chỉ vẽ nên bức tranh cụ thể, sinh động về thảm cảnh của con người trong nạn đói năm 1945 mà còn là bài ca về niềm tin yêu vào cuộc sống. Tác phẩm không chỉ có giá trị tố cáo mạnh mẽ mà còn là tiếng lòng sẻ chia chân thành, cảm thông của nhà văn với số phận con người.
Cách trả lời 3:
Ý nghĩa đoạn kết truyện:
+ Là diễn biến tất yếu xuất phát từ mâu thuẫn nội tại của chuyện: người dân lâm vào cảnh chết đói, đã đứng lên đấu tranh phá kho thóc Nhật.
+ Nhân vật Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Minh
- Đoạn kết mang tư tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, tư tưởng này không chỉ có cảm thông, thương xót mà còn hướng tới việc đấu tranh giải phóng bản thân.
+ Xuất phát từ quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nhân vật, hoàn cảnh, tính cách theo hướng vận động đi lên tươi sáng hơn.
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức bài Vợ nhặt - Kim Lân
Bài 2 luyện tập trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn trình bày theo 3 cách khác nhau, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vợ nhặt tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !