Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác siêu ngắn
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Theo bố cục một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, cặp 1, 2 được gọi là phần đề (thừa đề và phá đề). Phần này thường có nội dung nhằm giới thiệu vấn đề cần nói tới. Ở đây, vấn đề cần nói tới của nhà thơ là hoàn cảnh mình, mình bị bắt giam.
=> Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.
- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân (khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.
- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa: Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:
+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao.
+ Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù.
- Lối nói quá nhằm:
+ Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường.
+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Hai câu thơ cuối:
+ Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
+ Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước.
+ Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.