Phân tích chi tiết tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm và thông điệp của tác phẩm.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
- Giới thiệu các nhân vật: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men là những họa sĩ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn.
- Tóm tắt tình huống:
+ Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.
+ Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mữa gió phũ phàng, chiếc lá vẫn không rụng. Điều đó làm Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
+ Xiu đã cho Giôn-xi biết chiếc lá đó chính là bức tranh họa sĩ già Bơ-men đã vẽ trong đêm mưa gió để cứu cô và chính cụ đã chết vì sưng phổi.
b. Phân tích
* Nội dung:
- Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Giôn-xi:
+ Nỗi sợ hãi ám ảnh tâm trạng xủa Xiu và cụ Bơ-men trong đêm mưa gió.
+ Niềm tin kì quặc của Giôn-xi khi phó thác cuộc đời cho chiếc lá thường xuân.
- Tình huống đảo ngược thứ nhất:
+ Tâm trạng đau khổ của Xiu khi mở cửa cho Giôn-xi. Sự bất ngờ ngoài dự kiến: chiếc lá vẫn ở đó.
+ Tâm trạng chờ đợi héo hắt của Giôn-xi: tuyệt vọng, thiếu niềm tin vào cuộc sống.
+ Chiếc lá vẫn ở trên tường: thức tỉnh ý chí sống của Giôn-xi, giúp cô tự tin vượt qua bệnh tật. Thiên nhiên thua chiếc lá, bệnh tật thua ý chí con người.
- Tình huống đảo ngược thứ hai:
+ Tâm trạng Xiu: từ hồi hộp lo lắng đến khi hiểu rõ sự thật là sự hòa trộn tình yêu thương, cảm phục trước tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men.
+ Sự hi sinh cao cả đã đem đến nguồn sống cho đồng loại. Nghệ thuật cao cra có thể thức tỉnh lòng tin ở con người.
* Nghệ thuật:
- Kể xen tả và biểu cảm.
- Đảo ngược tình huống 2 lần -> Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
- Xây dựng tình huống hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.
c. Nhận xét:
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
3. Kết bài
- Đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề.
- Liên tưởng và suy nghĩ về bản thân.