Soạn bài Nói giảm nói tránh siêu ngắn
I. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
1.
Trả lời câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Các phần in đậm trong cả ba câu trích đều nói đến cái chết.
- Cách nói như thế nhằm mục đích giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.
2.
Trả lời câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa là cốt để tránh thô tục nhưng vẫn gợi được sự ấm áp, yêu thương.
3.
Trả lời câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Cách nói thứ hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Điền vào chỗ trống:
a) Đi nghỉ
b) Chia tay nhau
c) Khiếm thị
d) Có tuổi
e) Đi bước nữa
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:
a2, b2, c1, d1, e2
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Đặt câu:
1. Anh lười học quá! - Anh học chưa được chăm lắm!
2. Hành động của anh là rất xấu. - Hành động của anh không được đẹp.
3. Con người anh nông cạn. - Con người anh chưa được sâu sắc lắm.
4. Anh học còn kém lắm. - Anh cần phải cố gắng học hơn nữa.
5. Lời nói của anh đầy ác ý. - Lời nói của anh thiếu thiện chí.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 109 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.