Lý thuyết về Hội thoại
1. Lý thuyết
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
- Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
2. Ví dụ
- Quan hệ trên - dưới:
“Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn, nhưng không không được, đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa.”
- Quan hệ thân – sơ:
“Nam (bạn của con trai bà Tuyết) cắp cặp đi vào cổng, nhanh nhảu chào bà Tuyết:
- Con chào bác ạ!
Vừa thấy Nam đi vào bà Tuyết đon đả:
- Long đâu con? Sao các con về muộn thế?
Nam lễ phép thưa:
- Thưa bác! Long có việc bận nên về sau con một chút ạ!”