Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) siêu ngắn
Trả lời câu 1 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Xác định từ xưng hô
a) (1) mẹ(từ toàn dân)
(2) u (từ địa phương)
b) (3) con(từ toàn dân)
(1) mợ (không phải từ địa phương cũng không phải từ toàn dân)
Trả lời câu 2 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Ví dụ: tui (tôi); tau (tao); hấn (hắn); bọ, thầy, tía (bố); bầm, mế, má (mẹ),…
Trả lời câu 3 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Khi giao tiếp thân mật giữa những người cùng địa phương với nhau.
- Trong văn chương dùng để tạo sắc thái địa phương
Trả lời câu 4 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Phần lớn các từ chỉ người có quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô.
- Trong tiếng Việt, người ta còn dùng các đại từ, các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp,… để xưng hô.