Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai?
Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 1 phần SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI: soạn bài Lời của cây (Trần Hữu Thung) (Bài 1: Tiếng nói của vạn vật: SGK Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1).
Câu hỏi: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
(Câu 1 trang 14 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.
- Khổ thơ cuối là lời của cây.
- Dựa vào những câu thơ được tác giả miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây nên ta xác định năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đối với khổ thơ cuối, tác khẳng định được đó là lời của cây bởi tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa xưng “tôi”.
Cách trả lời 2:
- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả => Khẳng định như vậy vì đây chính là lời kể của tác giả về quá trình lớn lên của hạt mầm. Dựa vào chi tiết hạt mầm trong tay tác giả và các hành động “ghé tai, nghe” của tác giả khi hạt bắt đầu nảy mầm
- Khổ thơ cuối là lời của cây => Khẳng định như vậy vì ở khổ cuối, chi tiết cây nói: “Cây chính là tôi”, đại từ nhân xưng “tôi” như một lời nói giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình.
Cách trả lời 3:
- Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình (tác giả). Cách xưng hô của tác nhà thơ đã khẳng định điều này: “Cầm trong tay mình” và gọi những đối tượng được nhắc tới bằng chính tên gọi của nó: hạt, mầm, cây, lá…
- Khổ cuối là lời của hạt mầm vì đến đây, cách xưng hô và giọng điệu đã thay đổi:
+ Cách gọi trực tiếp: “Rằng các bạn ơi”
+ Lời giải thích xưng tôi: “Cây chính là tôi…”
+ Nội dung: Lời nhắn gửi của hạt mầm tới các bạn: Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và góp màu xanh của mình vào sự tươi xanh của đất trời. Quan đó, khẳng định vai trò, ý nghĩa của cây cối đối với cuộc sống con người.
Tham khảo câu hỏi trong bài:
- Tìm một số hình ảnh, từ ngữ miêu tả quá trình từ hạt thành cây
- Mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang ghé tai nghe rõ
- Hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho mầm cây
- Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu trong Lời của cây (Trần Hữu Thung)
- Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong Lời của cây (Trần Hữu Thung)
- Chủ đề và thông điệp mà văn bản Lời của cây muốn gửi đến người đọc
- Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 1 trang 14: "Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?" Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 mới -