Hình bình hành – Diện tích hình bình hành

Lý thuyết về hình bình hành - diện tích hình bình hành môn toán lớp 4 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(375) 1250 02/08/2022

1. Hình bình hành

Hình bình hành ABCD có:

- AB và CD là hai cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện.

- Cạnh AB song song với cạnh DC.

- Cạnh AD song song với cạnh BC.

- AB = CD và AD = BC.

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

2. Diện tích hình bình hành

- Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình chữ nhật ABIH là \(a \times h\).

Vậy diện tích hình bình hành ABCD là \(a \times h\).

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

                                                \(S\,= \,a \times h\)

(\(S\) là diện tích, \(a\) là độ dài đáy, \(h\) là chiều cao của hình bình hành).

3. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao

Phương pháp: Áp dụng công thức: \(S \,= a\, \times \,h\) (\(S\) là diện tích, \(a\) là độ dài đáy, \(h\) là chiều cao).

Dạng 2: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao

Phương pháp: Từ công thức tính diện tích \(S\, = a\, \times \,h\), ta có công thức tính độ dài đáy như sau: \(a = S:h\).

Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy

Phương pháp: Từ công thức tính diện tích \( S\, = a\, \times \, h\), ta có công thức tính chiều cao như sau: \(h = S:a\).

Dạng 4: Toán có lời văn

Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán trong bài rồi giải bài toán đó.

(375) 1250 02/08/2022