Soạn Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học siêu ngắn
Đề bài: Thuyết minh về một tác phẩm văn học
* Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm đó (tác giả, thời gian, hoàn cảnh sáng tác, ý nghiã chính của nó).
* Thân bài
- Giới thiệu về tác giả của tác phẩm:
+ Nên nói những điểm chính liên quan đến tác phẩm, như tiểu sử ...
+ Hoàn cảnh tác giả sáng tác nên tác phẩm đó.
- Giới thiệu về tác phẩm:
+ Nó nằm trong 1 tập truyện nào đó, thời gian ra đời của nó gắn liền với cuộc đời tác giả.
+ Kết cấu của tác phẩm và tóm tắt sơ lược về tác phẩm.
+ Nói về các nhân vật có trong tác phẩm (nếu có).
+ Về tính cách và điều mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật.
+ Nội dung và ý nghĩa chính của tác phẩm đó.
+ Những chi tiết tiêu biểu và những hình ảnh làm nên giá trị của tác phẩm đó.
+ Nghệ thuật của tác phẩm đó.
+ Điều mà tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.
+ Điều mà em cảm nhận và nhận thấy khi được học / đọc được tác phẩm đó.
* Kết bài
- Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.
- Vị trí của tác phẩm trong nền văn học.
Đề bài: Thuyết minh về một tác giả văn học
* Mở bài:
Giới thiệu tác giả văn học
* Thân bài:
- Giới thiệu về tiểu sử
+ Họ tên, bút danh, quê hương
+ Gia đình, học vấn
+ Con người
+ Những yếu tố có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương của tác giả
- Sự nghiệp văn học:
+ Các chặng đường sáng tác và tác phẩm chính
- Đóng góp của tác giả
* Kết bài: Nêu cảm nhận chung
Đề bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
* Mở bài:
Giới thiệu về thể loại văn học
* Thân bài:
- Khái niệm thể loại văn học
- Đặc điểm, quy định riêng của thể loại
- Ưu và nhược điểm của thể loại
- Những tác phẩm tiêu biểu của thể loại
- Gía trị, ý nghĩa của thể loại trong đời sống
* Kết bài:
Đánh giá về thể loại
Đề bài: Thuyết minh về Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng
* Mở bài
Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.
* Thân bài
- Vài nét về Trương Hán Siêu.
- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:
+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.
+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.
+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.
+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.
+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.
Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.
+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.
* Kết bài
Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.
Đề bài: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
* Thân bài:
Thuyết minh về tác giả:
- Cuộc đời: Tên, quê quán, gia đình
- Sự nghiệp văn học: tác phẩm chính, nghệ thuật
- Đóng góp, vị trí của tác giả Nguyễn Du
Thuyết minh về tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ, thể loại, chữ viết
- So sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện
- Gía trị nội dung và giá trị nghệ thuật
* Kết bài:
Đánh giá về vị trí của tác giả và tác phẩm