Phân tích Lầu Hoàng Hạc

Dàn ý phân tích chi tiết Lầu Hoàng Hạc bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn 10
(389) 1296 29/07/2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Thôi Hiệu: là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc.

- Giới thiệu chung về Lầu Hoàng Hạc: là một bài thơ tuyệt tác của Đường thi, chỉ với tác phẩm này, Thôi Hiệu đã trở thành cái tên lưu danh thiên cổ.

2. Thân bài

a. Bốn câu thơ đầu

- Chim hạc vàng (linh thiêng, cao quý): cõi tiên, huyền ảo (bay mất)

- Lầu Hoàng Hạc: cõi trần (còn lại)

                         Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

                         Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.

- Ở cặp câu này có sự đối nhau rất chỉnh, đó là:

     + Đối lập giữa quá khứ với hiện tại (tích nhân – thử địa, hoàng hạc khứ - Hoàng Hạc lâu).

     + Đối lập xưa và nay

     + Đối lập còn và mất

     + Đối lập giữa thực và hư

     + Đối thanh

=> Với sự đối ngẫu trong một “liên” này, câu thơ đã truyền tải được tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là sự hẫng hụt – nuối tiếc. Nuối tiếc một điều quý giá đã qua và không bao giờ trở lại nữa.

                    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

                    Bạch vân thiên tải không du du

- Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục. Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó.

- 4 câu thơ đầu tập trung tả cảnh và giải thích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện suy nghĩ mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc, triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh.

- Nghệ thuật:

     + Trong 3 câu thơ đầu, tác giả lặp đi lặp lại tới 3 từ hoàng hạc

=> Hạc vàng là biểu tượng cho những điều quý giá và đẹp đẽ nhưng không trở lại nữa. Việc nhắc lại nhiều lần như vậy làm nổi bật tâm trạng của con người đối với những điều quý giá đã qua.

     + Câu thơ thứ 4 sử dụng tới 5/7 thanh bằng đã gợi tả rất thành công cảm giác hẫng hụt và tiếc nuối; thể hiện vẻ ngưng trệ như không muốn trôi đi của những đám mây.

b. Bốn câu cuối

                           Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

                           Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

- Không gian đẹp:

     + Ánh nắng soi xuống dòng sông.

     + Hàng cây tươi tốt.

     + Màu xanh tươi của cỏ cây mùa xuân.

(bức họa lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang)

- 2 câu luận nhưng lại tả thực và có sự đối ngẫu:

     + Câu thơ mở ra một không gian rộng và sáng trong. Một cảnh cõi trần thật đẹp, có ánh nắng soi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng.

     + Giữa mặt sông sáng trong ấy là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân.

=> Sau những phút giây đắm chìm cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Một bức họa thật đẹp được dựng lên: bức họa về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang và cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xanh.

                        Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

                        Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

- 2 câu kết tạo ra sự đối lập với 2 câu luận:

     + Đối lập giữa không gian thực – không gian tâm tưởng.

     + Có sự chuyển động về thời gian, từ khi ánh nắng còn chan hòa đã chuyển sang buổi hoàng hôn mờ khói.

=> Trong thơ ca cổ, các nhà thơ Đường có thói quen sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhất là hay dùng thiên nhiên để gợi tả tâm trạng mà “hoàng hôn nhớ nhà” là một tứ thơ quen thuộc của Đường thi.

- Ngoài nỗi nhớ quê hương, nếu nối với mạch cảm xúc toàn bài thơ có thể hiểu thêm rằng "hương quan hà xứ thị" không chỉ là câu hỏi quê hương ở nơi nào mà còn có thể hiểu rộng là: Nơi nào để dừng chân? Nơi nào là nơi có thể là bình yên để sống? => Đây là vấn đề có ý nghĩa triết lí.

=> 4 câu thơ cuối cùng với ba mảng cảm xúc dồn nén (cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ), bài thơ nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ.

3. Kết bài:

     Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: với những phá cách độc đáo và thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả, bài thơ miêu tả lầu Hoàng Hạc nhưng lại thể hiện được sâu sắc nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

(389) 1296 29/07/2022