Bài giảng Văn bản
1. Khái niệm, đặc điểm
a. Khái niệm
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
b. Các đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
2. Các loại văn bản
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,...)
Ví dụ: Văn bản Mùa xuân chín – Xuân Diệu
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,..)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, luận văn, luận án,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (tuyên ngôn, hịch, lời kêu gọi,..)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...)