Bài giảng Khái quát lịch sử tiếng Việt

Tóm tắt bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt ngắn gọn dễ hiểu có ví dụ minh hoạ giúp các em học tốt môn văn lớp 10, soạn bài dễ dàng
(378) 1261 29/07/2022

I. Lịch sử phát triển của Tiếng Việt

- Lịch sử tiếng Việt phát triển qua 5 thời kì

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

a. Nguồn gốc Tiếng Việt

- Có nguồn gốc bản địa.

- Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

- Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - khơ me, nhánh Việt Mường.

- Quan hệ họ hàng tiếng Mường, Khơme, Ba-na, Ca-tu.

- Quan hệ tiếp xúc tiếng Thái, tiếng Hán

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

- Tiếng Việt chủ yếu có quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán

- Tiếng Việt bị chèn ép nặng nề. Nhưng thời gian gần một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, xét riêng về mặt ngôn ngữ, cũng là thời gian đấu tranh và phát triển tiếng nói riêng của dân tộc.

- Tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa, trước hết là Việt hóa về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng.

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ

- Xuất hiện chữ Nôm → Tiếng Việt khẳng định ưu thế ngày càng tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong phú

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc

- Tiếng Việt vẫn bị chèn ép.

- Nhờ sự thông dụng của chữ quốc ngữ, Tiếng Việt ngày càng tỏ rõ tính năng động.

5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay

- Trở thành ngôn ngữ quốc gia.

=> Phải bảo vệ sự trong sáng, tính giàu đẹp của tiếng Việt, phải nói viết đúng tiếng Việt, chống lạm dụng từ ngữ nước ngoài.

II. Chữ viết tiếng Việt

- Theo truyền thuyết và dã sử: người Việt cổ có thứ chữ Viết trông như “đàn nòng nọc đang bơi”.

1. Chữ Nôm

- Xuất hiện cùng với sự du nhập của chữ Hán.

- Là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.

=> Thành quả văn học lớn nhất của người Việt.

- Nhược điểm: không được chuẩn hoá, muốn đọc chữ Nôm phải thông suốt chữ Hán.

2. Chữ quốc ngữ

- Hình thành từ thế kỉ XVII do các giáo sĩ Phương tây truyền giáo.

- Là thứ chữ ghi âm tiếng Việt dựa vào bộ chữ cái La tinh. Có nhiều ưu điểm như đơn giản, sử dụng chữ cái Latinh, cách viết và cách đọc có sự phù hợp khá cao; thuộc chữ cái → ghép vần → đọc được

- Lúc đầu chỉ sử dụng hạn chế trong các xứ đạo, dần dần được phổ biến.

- Sau Cách mạng tháng Tám: Tiếng Việt giành được vị trí xứng đáng trong mọi hoạt động của đất nước.

(378) 1261 29/07/2022