Bài viết chi tiết bài tập làm văn số 3

Bài viết chi tiết bài tập làm văn số 3 hay nhất
(383) 1276 29/07/2022

Đề 1: Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (mở rộng tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ)

Bài làm

   Thân phận lau lách, cỏ dại như chúng tôi đã đứng bên bờ Hoàng Giang từ thời nào không ai nhớ nổi. Cùng với thời gian, chúng tôi chứng kiến bao cảnh đời, con người, bao câu chuyện buồn vui. Trong rất nhiều câu chuyện để lại cảm xúc mạnh mẽ trong lòng tôi, phải kể đến câu chuyện về người thiếu phụ Nam Xương. Nàng đã chết một cách oan khuất. Còn tôi, biết được nỗi oan ấy nhưng phận cỏ cây, tôi không làm cách nào để ngăn được việc Vũ Nương trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang. Chỉ xin kể ra đây như một cách để sẻ chia và bày tỏ sự cảm thông với nàng và những thân phận đàn bà bất hạnh còn rất nhiều trong cuộc đời này.

   Hôm ấy, vào chiều tà đang tận hưởng làn gió mát từ mặt sông đưa lên, tôi bỗng nghe xa xa, vẳng lại tiếng khóc kèm theo tiếng thở than. Tôi ra hiệu cho các bạn lau xung quanh đừng đùa vói gió nữa mà hãy lặng yên. Tiếng thở than nghe rõ hơn. Thì ra đó là tiếng một người phụ nữ. Có điều gì trong lòng mà người phụ nữ ấy phải tìm đến đây thở than, giãi bầy? Chúng tôi cố lắng nghe lời người thiếu phụ:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông rất linh xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỹ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

   Nói xong người phụ nữ ấy gieo mình xuống sông mà chết. Chúng tôi bất ngờ, bàng hoàng mà chẳng thể làm gì ngăn được cái chết ấy. Ngày hôm sau, chồng nàng và dân làng ra bến Hoàng Giang tìm vớt xác nàng nhưng không thấy. Còn chúng tôi thì nghe được câu chuyện về người thiếu phụ bất hạnh và càng xót xa thương nàng.

   Người thiếu phụ ấy là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song . Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Trương không có học, phải ra sung binh loạt đầu. Lúc chàng ra đi bà mẹ có dặn rằng:

- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

   Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng thì rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng: Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

   Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Chàng Trương lên đường. Bấy giờ nàng đã có thai. Sau khi tương biệt được mươi ngày thì nàng sinh một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Nỗi buồn không thể nào ngăn được. Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang, lễ Phật cầu thần, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh thế mỗi ngày một trầm trọng hơn, bà mẹ trối lại với nàng rằng:

- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.

   Bà cụ nói xong rồi thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.

   Qua sang năm sau, giặc Chiêm chịu trói, quân nước kéo về. Trương Sinh tới nhà thì mẹ đã từ trần, con vừa học nói. Chàng hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm, song đứa bé không chịu, gào khóc. Sinh dỗ dành:

- Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

   Đứa con nói:

- Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít.

   Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nói:

- Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

   Tính chàng hay ghen, nghe đứa con nói vậy, tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được.

   Về đến nhà, mắng vợ một bữa cho hả giận.  Nàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

   Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia từ ai nói ra thì giấu không kể lời con nói; chỉ thường thường mắng mỏ nhiếc móc và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than vãn như tôi đã kể ở phần trên.

   Đêm đến, một mình phòng không vắng vẻ, chàng Trương không sao ngủ được. Chợt đứa con nói rằng:

- Cha Đản lại đến rồi!

   Chàng hỏi đâu. Nó trỏ bóng chàng ở trên vách:

- Đây này! Thì ra khi chàng đi vắng, nàng thường đùa trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới hiểu ra nỗi oan của vợ, nhưng đã chẳng làm gì được nữa.

   Thế rồi một hôm, chúng tôi thấy chàng Trương lập một đàn trong ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Hóa ra, chàng lập đàn tràng theo lời nhắn của Vũ Nương. Chuyện lạ, cùng làng với nàng, có người tên là Phan Lang khi trước làm đầu mục bến đò Hoàng Giang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh, đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy, Phan thấy có người phường chài đem vào biếu một con rùa mai xanh, sực nghĩ đến chuyện mộng, nhân đem phóng sinh con rùa ấy. Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước, phạm vào cửa ải Chi Lăng. Phan và người làng sợ hãi phải chạy trốn ra ngoài bể không may đắm thuyền đều chết đuối cả. Thây Phan Lang giạt vào một cái động rùa ở hải đảo, bà Linh Phi trông thấy nhận ra vị ân nhân cứu sống mình xưa. Linh Phi bèn sai lấy khăn gấm mà lau, lấy thuốc thần mà đổ, một chốc Phan Lang liền tỉnh lại.  Linh Phi bấy giờ cười bảo Phan rằng:

- Tôi là Linh Phi, phu nhân của Nam Hải Long Vương. Nhớ hồi còn nhỏ đi chơi ở bến sông, bị người phường chài bắt được, ngẫu nhiên báo mộng, quả được nhờ ơn. Gặp gỡ ngày nay, há chẳng phải lòng trời có ý cho tôi một dịp đền ơn báo nghĩa. Phi bèn đặt yến ở gác Triệu Dương để thết đãi Phan Lang, dự tiệc còn có vô số những mỹ nhân bận quần nhẹ và búi tóc xễ. Trong số có một người, mật chỉ hơi điểm qua một chút son phấn trông rất giống Vũ Nương. Phan thường nhìn trộm luôn, nhưng không dám nhận. Tiệc xong, người ấy bảo với Phan Lang rằng:

- Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã coi nhau như khách qua đường xa lạ rồi ư?

   Bấy giờ Phan mới nhận đích người ấy là Vũ Nương. Gạn hỏi duyên do.

   Nàng nói:

- Tôi ngày trước không may bị người vu báng, phải gieo mình xuống sông tự tử. Tiên trong thủy cung thương tôi vô tội, rẽ một đường nước để cho tôi được khỏi chết, nếu không thì đã chôn trong bụng cá, còn đâu mà gặp ông.

   Phan nói:

- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ, mà có mối hận gieo mình nơi sông. Nay thấm thoát đã một năm chầy, há lại không tưởng nhớ đến quê hương ư!

   Vũ thị nói: 

- Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về gặp mặt chồng!

   Phan Lang nói:

- Thưa nương tử, tôi trộm nghĩ, nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mất. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

- Tôi có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây mãi được. Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu, sai Xích Hỗn sứ giả đưa Phan ra khỏi nước; Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:

- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

   Về đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với nhà Trương. Ban đầu Trương còn không tin. Nhưng sau nhận được chiếc hoa vàng, mới kinh sợ nói:

- Đây quả là vật dùng của vợ tôi xưa thật.

   Theo lời, Trương lập đàn tràng giải oan cho vợ. Chúng tôi còn hồi hộp theo dõi phía ngoài xa. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiêu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Chàng Trương vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói với vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, những cảnh tượng ấy chim đi mất.

   Câu chuyện về người thiếu phụ bất hạnh đã qua đi rất lâu. Họ hàng nhà lau chúng tôi bên bờ sông thì không bao giờ quên được. Chỉ thầm cầu mong không bao giờ phải chứng kiến một câu chuyện đau lòng như thế nữa.

 

Đề 2: Hãy hóa thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn Cô bé biến diêm của An – đéc – xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng có kết thúc khác)

Bài làm

    Đêm Giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố để đón mừng ngày kỉ niệm Chúa Cứu Thế ra đời. Vậy mà tôi vẫn cùng cô bé lang thang ngoài đường phố. Cô bé muốn bán hết chúng tôi - những bao diêm, cho khách qua đường để mang tiền về cho cha cô kịp lúc giao thừa.

   Chiều đã muộn, trong bóng tối và giá lạnh, cô bé đầu trần, chân đất cùng chúng tôi lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết rơi đầy trên mái tóc hoe vàng xõa ngang vai. Bạn tôi được cô bé đựng trong chiếc tạp dề cũ kỹ, còn tôi được cô bé cầm trong tay. Cô bé cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đểu rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của cô. Suốt ngày cô chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho chút đỉnh. Bụng đói cật rét, cô bé vẫn lang thang trên đường...

   Hé mắt nhìn qua kẻ hở ở vỏ bao, tôi thấy các cửa sổ đã sáng đèn, mùi ngỗng quay nữa chứ, thơm lừng, tỏa ra từ các căn nhà ấm cúng đó. Bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít. Tôi thương cô bé vô hạn, muốn hét to để mọi người xung quanh biết, Để mua chúng tôi giúp cô bé. Tôi cũng giận mình chỉ là những que diêm câm lặng. Đói, mệt và giá lạnh cô bé cùng chúng tôi ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại chút. Cô bé thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc tôi thấy cô bé rét buốt hơn. Ôm chúng tôi vào lòng, cô bé thì thầm tâm sự: “Diêm ơi, tôi nhớ lại năm xưa, khi bà nội-hiền hậu của tôi còn sống, tôi cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà tôi đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình tôi đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi tôi đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lòi mắc nhiếc, chửi rủa”. Nghe những lòi thì thầm của cô bé tôi xót xa vô cùng mà chẳng thể làm gì được. Tôi chỉ biết an ủi và bảo vệ cô bé: “ Cô hãy bật diêm mà sưởi, ít ra chúng tôi cũng có thể giúp cô đỡ lạnh”. Cuối cùng cô bé cũng nghe chúng tôi đánh liều lấy một trong số chúng tôi quẹt lửa. Anh bạn diêm của tôi bén thật là nhạy. Hình như anh cũng rất thương cô bé nên muốn đem sức sống của mình giúp bé sưởi ấm. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! ánh sáng kỳ diệu làm sao! Cô bé thì thầm: “Tôi tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!”. Đôi bàn tay cô bé hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Cô bé vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, “ Ôi lò sưởi biến mất rồi”. Cô bé ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha cô bé đã giao cho bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng. “Quẹt diêm mà sưởi ấm nữa đi, cô bé ơi!” .Tôi lại thì thầm. Cô bé quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Cô bé reo lên nho nhỏ: “Một tấm rèm bằng vải đẹp quá. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay kìa! Nó nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía mình ư? Rồi... que diêm vụt tắt; trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường dầy đặc và lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mất người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé bán diêm. Lần này không đợi tôi nhắc cô bé quẹt que diêm thứ ba. Cô bé reo lên thích thú “Một cây thông Noel! Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà mình đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng nữa kìa”. Tôi thấy cô bé đưa tay như với vẻ phía cây... nhưng diêm tắt.

- Chắc hẳn có ai vừa chết. Cô bé nói nhỏ, vì bà, người hiền hậu độc nhất đó, đã mất từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hổn bay lên trời với thượng đế”. Cô bé quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh.

- Bà ơi! Cô bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu vé với bà. Chắc Người không từ chối đâu. 

   Diêm lại tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất. Cô bé quẹt gần hết những que diêm còn lại trong bao. Tôi nằm trong số những que diêm còn lại nên chứng kiến tất cả. Chắc cô bé muốn níu bà lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chắc chưa bao giờ cô bé thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Tôi có cảm giác bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã vẻ với Thượng đế.

   Sáng hôm sau, tôi thấy tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra hỏi nhà. ở xó tường cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô é đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Nhưng cô bé mang theo những giấc mơ đẹp. Đó là điều kì diệu cô bé đã trong thấy, nhất là cảnh huy oàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. hương đế đã đến với cô bé, giải thoát cô bé khỏi cõi đòi khổ đau và lòng người lạnh giá. Tôi đã không có may mắn như các bạn diêm khác của tôi là sưởi ấm cô bé và mang đến cho cô nhũng giấc mơ đẹp. Nhưng tôi được chứng kiến những niềm vui nhỏ bé, giản dị của cô. Tôi thầm chúc cô bé hạnh phúc bên bà. Cũng cầu mong không bao giờ phải chứng kiến một câu chuyện như thế nữa.

 

Đề 3: “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”.

Dựa theo những lời tâm sự trên, anh/chị hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.

Bài làm

       “Tôi tên Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận chiến đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới...”

       Cứ nghĩ đến quá khứ hào hùng là tôi lại vui lên được một chút. Dạo ấy, cậu Thành hãnh diện về tôi ghé lắm! Thử hỏi có con gà chọi nào ở làng Đông này dám sánh với tôi? Mỗi lần, cậu chủ thả tôi vào sới, tôi hiên ngang ườn ngực, ngẩng đầu khoe thân hình nở nang, săn chắc. Hai chân tôi vàng bóng, bước đi thì thật nhanh nhẹn, vững chãi. Hai chiếc cựa nhọn hoắt chĩa ngang, bộ móng sắc khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải nể sợ. Trận đấu nào kết thúc cũng khá nhanh chỉ vì sau vài đòn độc là tôi đã hạ gục đối thủ. Tôi thích nghe tiếng reo hò tán thưởng của người xem, tiếng khen âu yếm của cậu chủ. Sau mỗi trận thắng như thế, tôi lại được cậu chủ nuông chiều, săn sóc. Vì thế, mà tôi tin rằng đời tôi chì có niềm vui chứ không có nỗi buồn. Vậy mà một sự kiện bất ngờ xảy ra làm thay đổi số phận của tôi.

       Vào khoảng đầu tháng sáu, bỗng dưng anh Cu Chắt nhà ở giữa làng chở từ phố huyện về mấy cái máy chơi game. Ái chà! Của lạ đây! Chẳng thế mà đám trẻ con trong làng bu đen, bu đỏ, cố chen lách vào xem, mãi đến sâm sẩm tối mới giải tán. Vợ anh Cu Chắt bảo, ngày mai đứa nào muốn chơi thì phải có tiền.

       Cậu chủ tôi cũng bị mấy trò kì lạ ấy cuốn hút. Ngay sáng hôm sau, cậu dốc ngược cái ống tre tiết kiệm, lấy que khều ra được mấy ngàn bỏ túi rồi rủ bạn đi cùng. Thế rồi sau lần ấy, cứ rảnh là cậu biến khỏi nhà đến tụ tập ở nhà anh Cu Chắt để chơi game.

       Cậu ấy cho tôi ăn uống qua loa và không còn săn sóc tôi kĩ càng như trước nữa. Có khi cả tuần, cậu chẳng xoa bóp dầu nghệ vào thân mình và cặp đùi võ sĩ của tôi. Vì thế mà tôi xuống sắc hẳn, mặt tái nhợt nước da cũng không còn đỏ thắm như xưa. Suốt ngày, tôi bị nhốt trong một cái lồng để dưới gốc cây mít ở góc vườn. Sự quẩn quanh, tù túng khiến tôi bực bội và buồn chán.

       Tôi nhớ những trận đấu sôi động tiếng reo hò, cổ vũ. Tôi nhớ những buổi chiều cậu chủ ẵm tôi trên tay đi dạo khắp làng. Tôi thèm những tiếng trầm trồ khen ngợi: “Chà! Đẹp thật! Khỏe thật! Đánh thế mới gọi là đánh chứ! Xứng danh Oanh Liệt!” Rồi đám bạn cậu chủ năn nỉ chỉ được vuốt ve tôi một tí cũng sướng lắm rồi. Ôi! Những ngày ấy sao mà vui vẻ và hanh phúc thế!

       Còn giờ đây, tôi thấm thía nỗi tủi thân của một kẻ bị bỏ rơi. Cậu chủ coi tôi nào có khác gì lũ gà trống, gà mái và lũ gà con tầm thường chỉ biết bới đất tìm giun, dế, nhặt nhạnh hạt rơi hạt vãi. Không lẽ thời huy hoàng của tôi đã qua thật rồi sao?

       Bất giác tôi giật mình vì tiếng gọi ran ngoài cổng: “Thành ơi! Ra nhà anh Cu Chắt nhé! Mau lên, tớ chờ!” Rồi tiếng đáp “Ừ! Tớ ra ngay đây!” Cậu chủ vụt đi. Lũ vịt nhấn nháo trong chiếc quây bằng lưới ở đầu nhà sợ hãi kêu quàng quạc. Tôi thầm trách cậu chủ vô tâm. Cậu có biết tôi buồn và giận cậu đến mức nào không?

(383) 1276 29/07/2022