Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn
Phần I - Chuẩn bị đọc
Trả lời câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này.
Lời giải chi tiết:
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một người phi thường.
Phần II - Trải nghiệm cùng văn bản
Trả lời câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này.
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.
Trả lời câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- "Chú bé" chỉ những cậu bé hồn nhiên.
- "Tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng.
=> Sự thay đổi trong cách gọi Gióng có ý nghĩa khẳng định nhân dân ta luôn sẵn sàng tâm thế thay đổi khi đất nước nguy nan.
Trả lời câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại những sự việc và chi tiết trong đoạn kết rồi suy nghĩ ý nghĩa của nó.
Lời giải chi tiết:
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:
- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.
- Giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử.
Phần III - Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn Gióng ngồi dậy nói chuyện với sứ giả và mẹ.
Lời giải chi tiết:
- Khi nghe được lệnh sứ giả, Gióng bảo mẹ: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
- Sứ giả kinh ngạc vì sự kì lạ của Gióng.
- Sứ giả mừng rỡ vì bây giờ đã tìm được người cứu nước sau rất nhiều ngày tháng tìm kiếm người tài.
Trả lời câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và tìm các danh từ chỉ nhân vật Gióng qua 2 thời điểm trên.
Lời giải chi tiết:
Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:
- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.
- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.
Trả lời câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và xem lặp lại danh từ nào nhiều lần nhất khi nói về nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).
- Tác dụng: thể hiện quan niệm và thái độ trân trọng của nhân dân ta về người anh hùng.
Trả lời câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức truyền thuyết và xét xem Gióng có vai trò như thế nào đối với dân tộc trong thời điểm lúc bấy giờ.
Lời giải chi tiết:
- Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.
- Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.
Trả lời câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em thử bỏ câu văn đó và xem văn bản có thay đổi gì không rồi trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến câu chuyện hấp dẫn hơn. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, của nhân dân ta với Thánh Gióng.
Trả lời câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và viết lại bằng lời văn của mình.
Lời giải chi tiết:
- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tượng trưng của các thế hệ cha ông đi trước. Khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì tất thảy mọi người đều mang ý chí chiến đấu. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc nhỏ bé nhưng yêu nước, anh hùng và không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm.