Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương siêu ngắn

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK CTST siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
(360) 1201 26/09/2022

Phần I - Chuẩn bị đọc

Trả lời câu hỏi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nghĩa của cụm từ và trình bày ý nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” gợi ra cho em là những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi mà mỗi người đã từng sinh ra.

Phần II - Trải nghiệm cùng văn bản

Trả lời câu hỏi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

 

Qua câu ca dao này, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ và trình bày suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Qua câu ca dao này, em cảm nhận được kinh thành Thăng Long là nơi đông đúc, nhộn nhịp với sự trù phú của cảnh đẹp phố phường.

Phần III - Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại bài ca dao, chú ý các chi tiết miêu tả kinh thành.

Lời giải chi tiết:

- Điểm đặc biệt của kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao:

+ Kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường.

+ Các tên phố phường đều gắn với sản vật riêng của nơi đó.

+ Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt.

- Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã thể hiện niềm tự hào và tình cảm lưu luyến của tác giả.

Trả lời câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài ca dao chú ý các chi tiết được miêu tả quê hương.

Lời giải chi tiết:

- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.

- Qua đó tác giả thể hiện niềm tự hào, yêu mến đối với dân tộc.

Trả lời câu 3 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Phương pháp giải:

Đọc văn bản này và nêu cảm nhận của em.

Lời giải chi tiết:

- Bài ca dao 3 đã gợi lên :

+ Vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Bình Định;

+ Lịch sử đấu tranh anh hùng;

+ Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ;

+ Vẻ đẹp của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

- Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

- Tác dụng: góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

Trả lời câu 4 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về thể thơ lục bát, sau đó theo dõi bài thơ và nêu đặc điểm.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3:

- Có cặp câu lục bát.

- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát.

- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4

Trả lời câu 5 (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.

Phương pháp giải:

Em chú ý vào từ "sẵn" của tác giả và trình bày.

Lời giải chi tiết:

- Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tháp Mười.

- Qua đó thể hiện niềm tự hào, trân trọng về thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

Trả lời câu 6 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc lại 4 bài ca dao và tìm điểm chung của 4 bài.

Lời giải chi tiết:

- Bốn bài ca dao trên đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của mỗi vùng đất.

- Qua đó tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương, đất nước. Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao để cảm nhận điều đó.

Trả lời câu 7 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy:

Phương pháp giải:

Kẻ bảng vào vở, đọc lại các bài ca dao và tìm từ ngữ phù hợp để điền vào.

Lời giải chi tiết:

Trả lời câu 8 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Lựa chọn dựa trên cảm nhận của em và nêu lí do vì sao em chọn.

Lời giải chi tiết:

- Các em tự chọn bài ca dao mình thích nhất và đưa ra lí do mình lựa chọn.

- Ví dụ: Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa.

(360) 1201 26/09/2022