Phân tích chi tiết Chị sẽ gọi em bằng tên
Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên giúp các em học tốt môn văn lớp 6 sách CTST
I. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em trước buổi nói chuyện
1. Giới thiệu về người em
- Ngoại hình: đôi mắt to đen láy → Toát lên vẻ vừa lạ lùng vừa e dè.
- Tính cách: E dè, lạ lùng, không giống những đứa trẻ khác.
+ Không thể hiểu những câu chuyện đùa.
+ Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản.
+ Hay bật cười chẳng vì lí do gì.
- Sự kiện bước ngoặt trong cuộc đời:
+ Thời điểm: Khi em vào lớp Một.
+ Cô than phiền em hay cười trong lớp và khi bị phạt ngoài hành lang, em cứ ngắm nghía viên gạch dưới chân.
+ Năm tiếp theo, em làm một bài kiểm tra và cho thấy em cần chuyển lớp.
+ Kết quả: Em chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt.
2. Mối quan hệ của hai chị em: Căng thẳng.
- Người chị: càng lớn càng ghét em mình.
+ Lí do: Khi đi cùng em, mọi người đều nhìn chằm chằm.
+ Hành động:
- Nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường.
- Trừng mắt nhìn em dọa em sợ.
- Khi chạm ánh mắt, nói lớn.
- Hiếm khi gọi bằng tên mà đặt đủ thứ biệt danh xấu xí.
- Gạt phắt đi khi mọi người nói đang đối xử tệ với em.
- Chỉ đối xử tốt trước mặt các bạn, sau khi họ ra về lại đâu vào đấy.
- Người em: Sợ sệt, e dè: Khi bị quát chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ "Dạ không có gì.".
II. Buổi nói chuyện đã thay đổi mối quan hệ giữa hai chị em
1. Hoàn cảnh
- Thời điểm: Một ngày hè năm trước, trong buổi chiều tháng 7 nắng ấm.
- Lí do: Cha mẹ đi vắng, người chị có hẹn khám nha sĩ phải dắt em theo. Khi đang rảo bước trên vỉa hè, tự nhiên người chị muốn nói chuyện.
2. Nội dung cuộc nói chuyện:
→ Ngay trong chính cuộc trò chuyện đã thấy sự thay đổi nhỏ.
- Sự thay đổi trong mối quan hệ sau cuộc nói chuyện:
- Người chị: Thay đổi cách ứng xử và nhìn nhận lại bản thân.
+ Sự thay đổi đã diễn ra:
- Thay đổi cách nhìn nhận về người em, chịu lắng nghe.
- Cảm động, có chút hối hận khi nghe lời em nói “Gương mặt của tác giả nhòe đi trong nước mắt của tôi.”.
- Không còn trừng mắt.
+ Tự hứa về những thay đổi trong tương lai: Khi đi cùng em không cảm thấy ngượng ngùng, dạy em học, chỉ cách sử dụng máy tính, trò chuyện nhiều hơn và gọi em bằng tên Ê-ric Ca-rơ-tơ.
→ Hối hận, thay đổi tích cực, trở nên thấu hiểu, cảm thông.
- Người em: Vui vẻ, cởi mở hơn.
+ Kể với cha "Tuần trước con với chị đi bộ ra tramh xe buýt. Tụi con đã nói chuyện với nhau rất vui và chị tốt với con lắm.".
+ Thái độ nói chân thành, không những không ghét chị mà con nghĩ chị là người tốt.
→ Hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương, vị tha.
➩ Cần phải chia sẻ, thấu hiểu, vị tha, yêu thương những người trong gia đình (và cả những người xung quanh); không vì một vài khiếm khuyết mà xa lánh, lạnh lùng, đối xử không tốt với họ.