Phân tích chi tiết Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

Dàn ý phân tích chi tiết bài ca dao Đứng bên ni đồng/ Ngó bên tê đồng giúp các em học tốt môn văn lớp 6 sách CTST
(366) 1219 26/09/2022

I. Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng.
- Hai dòng thơ dùng nhiều biện pháp tu từ:
+ Phép đối xứng (Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng; Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông).
+ Điệp từ, điệp ngữ: Đứng bên, ni đồng, tê đông, mênh mông, bát ngát.
- Những từ ngữ chỉ hình ảnh địa điểm hồn nhiên, mộc mạc đầy tính địa phương: ni, tê.
→ Gợi sự mênh mông, to lớn, tươi đẹp của cảnh; sự thay đổi vị trí góc nhìn của con người.

II. Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

- Cánh đồng mênh mông → Con người thay đổi nhiều góc nhìn như muốn ôm trọn cảnh.
- Cánh đồng mênh mông → Cô gái được so sánh với "chẽn lúa đòng đòng" → Sự trẻ trung, duyên dáng, tràn đầy sức sống.
- Cánh đồng mênh mông → Cô gái nhỏ bé, mảnh mai. Nhưng người con gái mảnh mai đó đã làm ra sự mênh mông của cánh đồng. 
- 2 câu đầu miêu tả thiên nhiên, sang đến 2 dòng cuối con người mới hiện lên làm cho cảnh có hồn hơn. 

III. Vấn đề bài thơ là lời của ai?

 - Bài có thể là lời của cô gái. → Lời tự khen thầm kín và hồn nhiên.

- Bài có thể là lời của chàng trai làng nào đó. → Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.

(366) 1219 26/09/2022