Soạn bài Ôn tập bài 8 siêu ngắn
Soạn bài Ôn tập bài 8 bài soạn chi tiết tất cả các câu hỏi trong SGK CTST siêu ngắn gọn, đầy đủ nhất
Trả lời câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trình bày các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về văn nghị luận và trình bày đặc điểm.
Giải chi tiết:
- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.
- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.
Trả lời câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Tóm tắt ý kiến, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã đọc bằng cách hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Nhớ lại các văn bản đã học, kẻ bảng vào vở và trình bày các luận điểm.
Giải chi tiết:
Trả lời câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản như thế nào? Từ đó, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề?
Phương pháp giải:
Nhớ lại các văn bản đã học trong bài này và trình bày cách hiểu của mình.
Giải chi tiết:
- Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình.
- Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá mộ vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.
Trả lời câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.
Phương pháp giải:
Từ bài viết đã học trong bài 8, em rút ra những lưu ý khi làm bài văn dạng này.
Giải chi tiết:
- Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ xuông.
Trả lời câu 5 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cuộc sống từ góc nhìn của ta và từ góc nhìn của người khác liệu có giống nhau?
Phương pháp giải:
Em nhìn nhận, quan sát xung quanh và trả lời câu này.
Giải chi tiết:
- Cuộc sống từ góc nhìn của chúng ta và người khác không thể giống nhau. Bởi lẽ, mỗi người sẽ có cái nhìn, suy nghĩ, quan điểm khác nhau về cuộc sống.