Phân tích chi tiết Đánh thức trầu

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Đánh thức trầu giúp các em học tốt môn văn lớp 6 sách CTST
(370) 1233 26/09/2022

I. Lời hát của bà

- Nội dung:
+ Cách xưng hô tao - mày
+ Cách gọi "Trầu trẩu trầu trầu" thân mật. → Nhân hóa.
+ Hòa hợp với thiên nhiên: "Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày". 
+ Trân trọng, nâng niu "Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm". 
→ Trạng thái cân bằng, không tự coi mình là chúa tể làm chủ thiên nhiên mà coi thiên nhiên như người bạn.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “làm chúa”, “hái” 
+ Nhân hóa: “tao”, “mày”.
→ Tác dụng:
+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm.
+ Thể hiện tình cảm nâng niu của nhân vật dành cho thiên nhiên.

II. Lời gọi của em bé

- Thể hiện tình cảm với bà và mẹ:
+ "Bà tao vừa đến đó."
+ "Cho bà và cho mẹ."
→ Tình yêu thương, mong muốn bà và mẹ sớm hái được trầu.
- Thể hiện tình cảm với cây trầu:
+ Cách xưng hô tao - mày thân mật. 
+ Gọi trầu dậy nhẹ nhàng, trân trọng 
→ Trân trọng, phê phán nhẹ nhàng những người đánh thức trầu để hái "Tao không phải ai đâu/ Đánh thức mày để hái!".
+ Hỏi ý kiến, trân trọng "Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé". → Tôn trọng.
+ Lời hứa nhẹ nhàng "Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu...". → Nâng niu, bảo vệ.
+ Mong muốn 
  • Được hái trầu "Tao hái vài lá nhé".
  • Trầu sống mãi "Đừng lụi đi trầu ơi!"
→ Tình yêu thương, hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
- Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ, điệp từ "Đã..." như lời tâm sự, tâm tình "Đã ngủ rồi hả trầu?" "Đã dậy chưa hả trầu?"
+ Câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi ơi, hãy, nào "Trầu ơi, hãy tỉnh lại!/ Mở mắt xanh ra nào"
+ Nhân hóa: “tao”, “mày”.
→ Tác dụng:
+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm.
+ Thể hiện tình cảm nâng niu của cậu bé dành cho thiên nhiên.
(370) 1233 26/09/2022