Chính tả: Thợ rèn; Phân biệt l/n; uôn/uông

Lý thuyết về chính tả: thợ rèn; phân biệt l/n; uôn/uông môn tiếng việt lớp 4 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(386) 1287 02/08/2022

I. Nghe – viết: Thợ rèn

          Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn

          Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi

          Suốt tám giờ chân than mặt bụi

          Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn.

 

          Làm thợ rèn mùa hè có nực

          Quai một trận nước tu ừng ực

          Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi

          Cũng có khi thấy thở qua tai.

 

          Làm thợ rèn vui như diễn kịch

          Râu bằng than mọc lên bằng thích

          Nghịch ở đây già trẻ như nhau

          Nên nụ cười nào có tắt đâu.

II. Phân biệt l/n, uôn/uông

1. Phân biệt l/n

- Một số từ có chứa phụ âm đầu l: lo lắng, lú lẫn, quả lựu, quả lê, lung linh, long lanh, lỏng lẻo, lặng đọng, lâng lâng, lỡ làng,…

- Một số từ có chứa phụ âm đầu n: nở hoa, nịnh bợ, nóng nảy, nông nổi, nụ hoa, nấu nướng, nỗ lực, nóng nực, ….

2. Phân biệt uôn/uông

- Một số từ có chứa phụ âm đầu uôn: buồn bã, chuồn chuồn, luôn luôn, khuôn phép, muôn năm, cuốn sách, mong muốn,…

- Một số từ có chứa phụ âm đầu uông: luống cuống, lên xuống, chiếc xuồng, trần truồng, cây muồng, oan uổng, uống nước, ….

(386) 1287 02/08/2022