Chính tả: Nói ngược; Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã

Lý thuyết về chính tả: nói ngược; phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã tiếng việt lớp 4 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(352) 1173 02/08/2022

I. Nghe – viết: Nói ngược

Nói ngược

Bao giờ cho tới tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Thóc giống cắn chuột trong bồ,

Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.

Chim chích cắn cổ diều hâu,

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

 

II. Phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã

1. Phân biệt r/d/gi

- Một số từ có chứa phụ âm r: rõ ràng, rung rinh, rạo rực, rúc rích, ra vào, rơm rạ, rong rêu, rưng rức, rực rỡ, réo rắt, cái răng,…

- Một số từ có chứa phụ âm d: dịu dàng, do dự, hung dữ, da dẻ, lỡ dở, dong chơi, vâng dạ, dịch vụ, nhạc dạo, dung nhan, …

- Một số từ có chứa phụ âm gi: gia đình, giữ gìn, giá cả, giả dối, …

2. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã

- Một số từ có chứa dấu hỏi: hỏi han, lẳng lặng, lẻ loi, mỏi mệt, củ tỏi, giỏi giang, sỏi đá, xỏ xiên, cái mỏ, phổ biến, …

- Một số tư có chứa dấu ngã: lã chã, lẵng hoa, lẽ phải, cũ kĩ, dõi theo, gõ mõ, hỗ trợ, sỗ sàng, chỗ ngồi, vỗ về,…

 

(352) 1173 02/08/2022