Chính tả: Chuyện cổ tích về loài người; Phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã

Lý thuyết về chính tả: chuyện cổ tích về loài người; phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã tiếng việt lớp 4 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(362) 1207 02/08/2022

I. Nghe – viết Chuyện cổ tích về loài người

                                    Mắt trẻ con sáng lắm

                                    Nhưng chưa thấy gì đâu

                                    Mặt trời mới nhô cao

                                    Cho trẻ con nhìn rõ

 

                                    Nhưng còn cần cho trẻ

                                    Tình yêu và lời ru

                                    Cho nên mẹ sinh ra

                                    Để bế bồng chăm sóc

                                    Muốn cho trẻ hiểu biết

                                    Thế là bố sinh ra

                                    Bố bảo cho biết ngoan

                                    Bố dạy cho biết nghĩ

 

                                    Rộng lắm là mặt bể

                                    Dài là con đường đi

                                    Núi thì xanh và xa

                                    Hình tròn là trái đất.

 

II. Phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã

1. Phân biệt r/d/gi

- Một số từ có phụ âm đầu r: cá rô, rễ cây, rung động, rưng rưng, rạo rực, rực rỡ, reo vang, ra đời, rơm rạ, hàng rào, …

- Một số từ có phụ âm đầu d: dễ dàng, dí dỏm, dị hợm, da dẻ, dạ vâng, ca dao, dinh thự, kết dính, trung du, dụ dỗ, dự định,…

- Một số từ có phụ âm đầu gi: chế giễu, gia đình, giá cả, giao hàng, giáo dục, cỗ giỗ, giả tảo, ….

2. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã

- Một số từ có chứa thanh hỏi: giỏi giang, củ tỏi, mỏi mệt, sỏi đá, cứng cỏi, hỏi han, ngăn cản, nản chí, tản mát, sản sinh, sổ sách, tổ  chức,..

- Một số từ có chứa thanh ngã: lã chã, giã gạo, bộ não, lỗ vốn, cỗ bàn, nghĩ suy, mỡ gà, lỡ hẹn, ….

(362) 1207 02/08/2022