Lực quán tính - Hệ quy chiếu phi quán tính

Lý thuyết Lực quán tính - Hệ quy chiếu phi quán tính, khái niệm về hệ quy chiếu phi quán tính, khái niệm và biểu thức của lực quán tính, hiện tượng tăng - giảm và mất trọng lượng.
(380) 1267 29/07/2022

I - HỆ QUY CHIẾU PHI QUÁN TÍNH - LỰC QUÁN TÍNH

1. Hệ quy chiếu phi quán tính

Là hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

2. Lực quán tính

Lực quán tính là lực sinh ra trong hệ quy chiếu phi quán tính, lực quán tính cũng gây biến dạng và gia tốc cho vật.

Lực quán tính không có phản lực.

\(\overrightarrow {{F_{qt}}}  =  - m\overrightarrow a \)

Trong đó:

     + \(m\): khối lượng của vật (kg)

     + \(a\): gia tốc của hệ quy chiếu chuyến động (m/s2)

II - HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM VÀ MẤT TRỌNG LƯỢNG

1. Trọng lực, trọng lượng

- Trọng lực của một vật là hợp lực của lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật và lực quán tính li tâm xuất hiện do sự quay của Trái Đất quanh trục của nó

\(\overrightarrow P  = {\overrightarrow F _{h{\rm{d}}}} + {\overrightarrow F _q}\)

- Trọng lượng của một vật là độ lớn của trọng lực của vật ấy

2. Sự tăng, giảm và mất trọng lượng

Trọng lực biểu kiến: \(\overrightarrow P ' = \overrightarrow P  + {\overrightarrow F _{qt}}\)

Ta có: Vật m trong thang máy chuyển động với gia tốc \(\overrightarrow a \) hướng lên và hướng xuống sinh ra lực quán tính ngược chiều với \(\overrightarrow a \)

+ Khi thang máy CĐND đi lên: \(P' = P + {F_{qt}} = m(g + a)\) => trọng lượng của vật tăng

+ Khi thang máy CĐND đi xuống: \(P' = P - {F_{qt}} = m(g - a)\) => trọng lượng của vật giảm

+ Trường hợp đặc biệt: Khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi xuống với gia tốc \(a = g\)

=> \(P' = 0\) => Trọng lượng của vật bằng \(0\) => Trạng thái không trọng lượng.

(380) 1267 29/07/2022