Hiện tượng dính ướt và không dính ướt - Hiện tượng mao dẫn
I - HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT
1. Khái niệm và giải thích
Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt
- Giải thích:
Khi chất lỏng đựng trong bình (hoặc ở trên bề mặt vật rắn), tại phần tiếp giáp với thành bình có lực hút giữa phân tử chất lỏng với phân tử chất rắn.
+ Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau => Hiện tượng dính ướt
+ Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng yếu hơn => Hiện tượng không dính ướt.
2. Ứng dụng
Hiện tượng dính ướt có nhiều ứng dụng trong đó nổi bất nhất là ứng dụng vào việc tuyển quặng.
II - HIỆN TƯỢNG MAO DẪN
1. Định nghĩa
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp, ... so với mực chất lỏng ở ngoài.
Độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn:
\(h = \frac{{4\sigma }}{{\rho g{\rm{d}}}}\)
Trong đó:
+ \(\sigma \): hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng
+ \(\rho \): khối lượng riêng của chất lỏng
+ \(g\): gia tốc trọng trường
+ \(d\): đường kính trong của ống
Trong trường hợp dính ướt thì h là độ dâng lên, còn trong trường hợp không dính ướt thì h là độ hạ xuống.
2. Ứng dụng
Các ống mao dẫn trong bộ rễ và thân cây dẫn nước hoà tan khoáng chất lên nuôi cây.
Dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn đến ngọn bấc để cháy.