Trùng kiết lị và trùng sốt rét
Trong khoảng 40 nghìn loài động vật nguyên sinh đã biết, thì khoảng một phần năm sống kí sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người như: trùng kiết lị và trùng sốt rét.
I. TRÙNG KIẾT LỊ
1. Nơi sống và cấu tạo:
Sống kí sinh ở thành ruột người.
Cấu tạo:
+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng biến hình.
+ Không có không bào.
2. Dinh dưỡng và phát triển
Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.
Phát triển: Ngoài môi trường, trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bọc
3. Con đường truyền bệnh
Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.
Triệu chứng: bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi → bệnh kiết lị.
Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.
II. TRÙNG SỐT RÉT
1. Nơi sống và cấu tạo
Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
Cấu tạo:
+ Kích thước nhỏ.
+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.
+ Không có các không bào.
2. Dinh dưỡng và phát triển
Dinh dưỡng
+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
+ Thực hiện quan màng tế bào.
Vòng đời phát triển:
1. Trùng sốt rét có trong muỗi Anophen truyền vào hồng cầu trong máu người.
2.3. Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
4. Chúng phá vỡ hồng cầu để chiu ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới hồng cầu mới.
3. Biện pháp phòng tránh
Mắc màn khi đi ngủ.
Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.
III. SO SÁNH TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA