Thỏ
I. ĐỜI SỐNG
1. Đời sống
- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.
- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.
- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm: khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.
- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm: trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.
- Là động vật hằng nhiệt.
2. Đặc điểm sinh sản
- Thỏ đực có cơ quan giao phối.
- Thụ tinh trong
- Trứng phát triển trong ống dẫn trứng phôi và 1 bộ phận là nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ.
+ Nhau thai có vai trò: đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.
+ Cũng qua dây rốn và nhau thai mà chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.
- Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.
- Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhỏ lông ở ngực và quanh vú để làm tổ.
- Thỏ con sinh ra chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ
* Ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng
- Thai được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn
- Lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai: đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ bảo vệ không lệ thuộc vào tự nhiên nhiều: khả năng sống sót cao hơn
II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
1. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao: giữ nhiệt và che chở cho cơ thể
- Chi trước ngắn: dùng để đào hang
- Chi sau dài khỏe: bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh
- Mũi thính, có ria là những lông xúc giác (xúc giác nhạy bén) phối hợp cùng khứu giác: giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.
- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi: giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.
- Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía: định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
2. Di chuyển
- Di chuyển bằng cách nhảy đống thời bằng cả hai chân sau.
- Thỏ chạy không dai sức bằng thú nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của con vật săn mồi vì:
+ Đường chạy của thỏ theo hình chữ Z làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ.
+ Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà, thỏ chạy theo 1 đường khác và nhanh chóng lẩn vào bụi rậm để ẩn nấp.