Trai sông

Lý thuyết về Trai sông môn sinh lớp 7, hình dạng, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông.
(381) 1270 02/08/2022

Đơn vị bán trai sông tươi ngon chất lượng ở Hà Nội

Trai sông sống ở đáy hồ ao, sông ngòi; bồ và ẩn chứa mình trong bùn cát. Thân trai mềm nằm trong 2 mảnh vỏ. Trai sông có tuổi thọ khoảng 12 năm.

I. HÌNH DẠNG, CẤU TẠO

1. Vỏ trai

Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong

2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ

Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong

2. Cơ thể trai

Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động

Cơ thể trai gồm:

+ Dưới lớp vỏ là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi

+ Mặt trong áo trai tạo thành khoang áo là môi trường dinh dưỡng của trai, có ống hút và ống thoát nước.

+ Hai tấm mang ở mỗi bên

+ Trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai hình lưỡi rìu

Bài 18. Trai sông - Hoc24

II. DI CHUYỂN

Trai di chuyển nhờ sự thò ra thụt vào của chân rìu kết hợp với hoạt động đóng mở vỏ: vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau làm trai tiến về phía trước

Lý thuyết - Học trực tuyến OLM

Trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ và để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn

III. DINH DƯỠNG

Thức ăn: vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh

Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang

Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng

Hô hấp qua 2 đôi tấm mang

IV. SINH SẢN

Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái

Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.

Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ → trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đâu giàu dưỡng khí và thức ăn

Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành → di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ

Sinh học 7 Bài 18: Trai sông

 

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 18: Trai sống (hay, chi tiết)

 

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

(381) 1270 02/08/2022