Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về đời sống được gợi ra từ cuốn sách siêu ngắn
I - Yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc:
- Nêu được tên sách và tác giả.
- Nêu được hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách và ý kiến của em về hiện tượng đó.
- Sử dụng được lí lẽ và bằng chứng để làm rõ hiện tượng.
II - Phân tích bài viết tham khảo: Nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm của con người với môi trường
- Giới thiệu tên sách, tác giả. Nêu hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra và suy nghĩ về hiện tượng đó: "Trong học kì vừa qua... trên Trái Đất.".
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng: "Em không thể quên... của muôn loài.".
- Liên hệ với thực tế đời sống: "Mùa hè vừa qua... hành tinh xanh.".
- Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách: "Cuốn sách... của chúng ta.".
III - Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn đề tài: Chọn một cuốn sách em yêu thích và suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
b) Tìm ý
- Điều em muốn viết liên quan tới cuốn sách nào? Ai là tác giả của cuốn sách đó?
- Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
- Chi tiết, sự việc, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?
- Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó?
c) Lập dàn ý: Sắp xếp các thông tin và ý tưởng theo trật tự phù hợp.
- Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả và hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
- Thân bài:
+ Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng.
+ Nêu lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng.
+ Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn.
- Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
2. Viết bài
Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các phần mở bài, thân bài, kết bài; có thể tách ý chính trong thân bài thành các đoạn văn.
3. Chỉnh sửa bài viết
Đọc lại bài văn đã viết để đảm bảo:
- Tính chính xác của tên sách, tên tác giả và các chi tiết, sự việc, nhân vật.
- Viết đúng chính tả, dùng từ ngữ và câu phù hợp, sắp xếp các ý chặt chẽ.