Phân tích chi tiết Cô Tô
Bài tập phân tích chi tiết tác phẩm Cô Tô giúp các em học tốt môn văn lớp 6 sách KNTTVCS
I. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Vị trí quan sát: nóc đồn
- Cảnh vật sau cơn bão:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
→ Các hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đặc sắc, dùng hàng loạt tính từ để gợi tả
→ Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão
II. Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô
- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước
- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
+ Mặt trời nhú lên dần dần
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng
+ Y như một mâm lễ phẩm
→ Nghệ thuật so sánh, sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
III. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô
- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.