Lý thuyết về Hoán dụ
I. Khái niệm hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Các kiểu hoán dụ
1) Phép hoán dụ: “Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể”
Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
=> Dùng hình ảnh "bàn tay" (bộ phận cơ thể) để chỉ người lao động.
2) Phép hoán dụ: “Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng”
Ví dụ:
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Hát mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
=> Trái đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên trái đất (vật bị chứa đựng).
3) Phép hoán dụ: “Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật”
Ví dụ:
“Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
=> “Áo chàm” là hình ảnh những đồng bào Việt Bắc (thường mang y phục đó).
4) Phép tu từ: “Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng”
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
=> Một cây (số lượng cụ thể) để biểu thị ít cây, ba cây (số lượng cụ thể) để biểu thị nhiều cây.
III. Ví dụ hoán dụ
- Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
Ví dụ:
Anh ấy là một chân sút có tầm.
=> Lấy hình ảnh hoán dụ “chân sút” để chỉ cả con người của cầu thủ bóng đá.
- Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
=> Lấy hình ảnh trái đất để chỉ con người sống trong trái đất.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
Ví dụ:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
=> Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
=> Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.